Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sự lưu luyến màu xanh của ông Hình Di Tiền.
   2008-03-20 15:00:17    cri
Thành phố Văn Xương tỉnh Hải Nam miền nam Trung Quốc có Khu bảo tồn thiên nhiên các loại chim chóc phong cảnh tươi đẹp Danh Nhân Sơn. Ở thôn Danh Nhân Sơn thành phố Văn Xương tỉnh Hải Nam, cây cối um tùm xanh tươi ngả bóng xuống hồ Bạch Lộ xinh đẹp, nước hồ xanh biếc sóng lăn tăn, từng đàn cò trắng tung cánh bay lượn trên mặt hồ. Đây là nơi mà ông Hình Dị Tiền nỗ lực vất vả mười mấy năm trời sáng lập Thiên đường màu xanh --- Khu bảo tồn thiên nhiên chim chóc Danh Nhân Sơn, tổng diện tích khoảng 2000 Héc-ta.

Nhắc tới nguyện vọng ban đầu sáng lập Khu bảo tồn thiên nhiên, ông Hình Di Tiền nói :

Tôi từng nói một câu, sau khi kiếm được tiền tôi sẽ xây dựng quê hương của mình càng thêm tươi đẹp. Không ngờ câu nói này đã thay đổi cuộc đời tôi, khiến tôi đi lên con đường bảo vệ môi trường.

Ông Hình Di Tiền năm nay 51 tuổi, là người thôn Danh Nhân Sơn thành phố Văn Xương tỉnh Hải Nam. Khi còn trẻ, ông rời quê hương đi nơi khác làm ăn, từng làm công nhân bốc vác, buôn bán hành nhật dụng và quần áo, từng mở Xưởng may mặc, tích lũy được một số vốn. Đầu thập niên 90 thế kỷ 20, sự phát triển của tỉnh Hải Nam đã mang lại cho ông một cơ hội hiếm có, ông dồn tất cả vốn liếng của mình đầu tư vào ngành nhà đất, trở thành nhà tỉ phú.

Khi ông Hình Di Tiền tràn đầy nhiệt tình, với ước mơ tươi đẹp trở về thôn Danh Nhân Sơn, quê hương cách biệt nhiều năm, thì cảnh non xanh nước biếc trong ký ức đã thay đổi rất nhiều, đập vào mắt là cảnh hoang vu lạnh lẽo --- Cây cối bị chặt bừa bãi, đà́t đai bị đào bới ngổn ngang, những đàn chim bay lượn không thấy nữa, cò trắng bơi lội trên hồ cũng chẳng thấy hình bóng con nào. Cảnh tượng này khiến ông Tiền hết sức đau lòng. Để cứu vãn lại cánh rừng xanh ôm ấp trong lòng, ông viết đơn xin chính quyền địa phương xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên các loài chim chóc trên đảo hoang vu bên hồ Bạch Lộ.

Không ngờ hành động bảo vệ cây cối của ông Hình Di Tiền đã bị bà con thôn xóm phản đối kịch liệt. Bởi vì người trong thôn để tăng thu nhập, thường đi bắn chim, hay đốn chặt cây cối rừng nguyên sinh, trồng một số cây kinh tế. Nhắc tới tình hình lúc ấy, ông Hình Di Tiền nói :

Tư tưởng của mọi người lúc ấy dứt khoát là rất truyền thống, có một số thói quen xấu, như bắn chim, bắt động vật hoang dã, đốn cây rừng nguyên sinh bừa bãi. Trong đầu óc không có bất cứ ý thức gì về bảo vệ môi trường gì. Vậy thì lúc ấy phải làm thế nào để chuyển biến quan niệm tư tưởng của mọi người, trên góc độ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, truyền bá tư tưởng bảo vệ môi trường cho quần chúng trong thời gian ngắn.

Ông rất nỗ lực cho việc để bà con thôn xóm tiếp nhận quan niệm bảo vệ môi trường, ủng hộ hành động bảo vệ môi trường của mình. Ông giúp thôn xây dựng tháp nước, lắp ống nước để cho bà con dùng nước máy. Để tránh việc bà con đốn cây làm củi, ông mang cho bà con trong thôn bếp ga, bình nước nóng lạnh. Có lúc người trong thôn gặp khó khăn, ông cũng rộng tay giúp đỡ kinh tế cho họ.

Để bảo vệ môi trường sinh thái yếu ớt của địa phương, ông mua nhiều cây giống trồng trọt tại đây, mua chim chóc thả trong Khu bảo tồn thiên nhiên. Ông còn tổ chức đội bảo vệ tuần tra không kể ngày đêm, mưa gió bảo vệ rừng cây chim chóc. Lâu ngày, mọi người gần xa đều biết việc ông Tiền bảo vệ rừng cây chim chóc, càng thông cảm hành động của ông hơn.

Trải qua nhiều năm nỗ lực, Danh Nhân Sơn dần dần khôi phục màu xanh trước đây. Điều càng làm cho ông phấn chấn là cò trắng từng ở nơi đây lại trở về với hồ Bạch Lộ, mới đầu là mười mấy con, sau đó lên tới mấy chục con, cuối cùng là hơn chục nghìn con, phong cảnh tráng lệ này khiến bà con thôn xóm gần xa nô nức tới đây tham quan. Kế tiếp là các loại chim chóc khác cũng bị cuốn hút tới, hồ Bạch Lộ lại trở thành Vườn giải trí dừng chân của chim chóc.

1 2