Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu chuyện cụ già Cao Lâm Thụ trị cát
   2008-03-13 18:11:46    cri

 

 

Hành động của gia đình cụ Cao Lâm Thụ đã làm cho Cơ quan chính quyền địa phương chú ý tới và bắt đầu cung cấp giống cây,cỏ chịu được rét hạn như Sa Liễu.v.v..., ̣để cho cụ Cao Lâm Thụ tiến hành trồng trọt thí điểm. Cụ Cao Lâm Thụ nói :

Sau đó xã cho chúng tôi hạt giống Sa Liễu,Thảo Mộc Túc.v.v..., tôi lĩnh về rất nhiều, để ươm trồng, nhưng gió to quá, thổi chết hết, không trồng được. Sau đó lại trồng cây lau, sau khi mang rễ cây lau về chặt thành từng đoạn ngắn, cày vùi xuống đất, mỗi ngày trồng rễ cây lau 70 – 80 cân. Sau gần 10 ngày, gió cát thổi làm rễ cây lau trồi lên, kế đó gặp một cơ hội tốt, rễ cây bỗng ăn xuống đất, qua một thời gian, rễ cây Lau đã sống thật, rễ ăn sâu xuống đất, lá cây mọc lên, sau bốn năm, ở đây đã mọc lên một bãi lau sậy, cao hơn đầu người.

Sau đó cụ Thụ trồng cây Sa Liêu, Sa Cao.v.v... đều sống cả. Mảnh đất xanh tốt do ông khai hoang trên cát vàng đã dần dần rộng bao la. Đến năm 2003, diện tích cụ Thụ trồng cây gây rừng đã vượt trên 200 Hec-ta. Bắt đầu từ thập niên 90 thế kỷ 20, để cải thiện môi trường sinh thái địa phương, chính quyền thành phố E-er-duo-si đưa ra chính sách qui định, miễn là nông dân trị lý tốt đất cát thu được lợi ích kinh tế đều thuộc người trị cát, đồng thời thành phố còn kêu gọi đầu tư, ra sức phát triển gia công sản phẩm của rừng cây, xí nghiệp gia công sản xuất ván gỗ, giấy bằng nguyên liệu cây Sa Liễu lần lượt ra đời, thành quả môi trường sinh thái do nông dân trồng cây trị cát đã nhanh chóng chuyển thành thu nhập kinh tế. Cụ Cao Lâm Thụ vất vả nhiều năm đã hưởng thành quả trị cát trước tiên. Cây Sa Liễu do cụ trồng mỗi năm có thể bán được hơn 20 nghìn nhân dân tệ, cộng thêm thu hoạch kinh tế do trồng trọt các loại cây khác, nhà cụ Cao Lâm Thụ mỗi năm thu nhập khoảng 90 nghìn nhân dân tệ, đây là một khoản thu nhập không it́ ở địa phương này.

Năm 1997, ông Cao Lâm Thụ đã xây một ngôi nhà 4 gian tường gạch mái ngói bên rừng cây nhà ông trồng, cả nhà đều dọn đến ở, cây Dương liễu xung quanh vườn nhà ông mọc cao hơn 10 mét, nhà ông còn mua máy kéo, mô-tô.v.v... Thấy ông Cao Lâm Thụ trồng cây gây rừng đi lên khá giả, những nông dân trước đây cười ông giờ bắt đầu khâm phục ông. Họ tìm đến ông để học hỏi bí quyết làm giàu của ông Thụ. Ông Cao Lâm Thụ nói :

Những năm qua bà con thấy tôi trồng trọt khá đã đến thương lượng với tôi nên làm như thế nào, họ nói "Họ cũng muốn ươm trồng", tôi nói "Không phải lo ngại, tôi sẽ cung cấp giống cây, dưới gốc cây của tôi mọc nhiều cây con, tôi sẽ thường xuyên cung cấp, bà con cứ nhổ để ươm trồng". Sau đó Hàng xóm xung quanh bắt đầu trồng cây, họ nói "Cụ già này trị lý được đất cát nổi tốt như thế, chúng tôi cũng tích cực tham gia trồng trọt.

Trước sự dẫn dắt của cụ Cao Lâm Thụ, bà con thôn xóm xung quanh cũng bắt đầu trồng cây trị cát. Ông Hoàn Kiến Quân, quan chức chính quyền địa phương nói :

19 năm trước, nơi đây là bãi sa mạc lớn, cư dân nơi đây cũng không còn cách nào sinh tồn, trải qua 19 năm cống hiến của ông Thụ, sa mạc đã trở thành rừng cây xanh. Còn có một điều là hiệu ứng của sự dẫn dắt, có nhiều bà con thôn xóm đã học theo ông, mọi người nay đã biết được sa mạc này không đáng sợ, với đôi bàn tay cần cù và quyết tâm cải tạo sa mạc, thì có thể thay đổi được môi trường này.

Năm 2006, cụ Cao Lâm Thụ đã được bầu là "Anh hùng trị cát" của thành phố E-er-duo-si. Điều làm cho ông càng phấn khởi hơn là thành phố trải qua nỗ lực không mệt mỏi nhiều năm, tỉ lệ che phủ của rừng cây bãi cỏ trước đây chỉ chiếm 20 o/o nay đã nâng cao tới hơn 70 o/o, 1 triệu 330 nghìn héc ta đồng cỏ, 400 nghìn héc ta ruộng đất đã được rừng cây bảo vệ. Tên "Cao Lâm Thụ" chữ Hán có nghĩa là "Rừng cây cao lớn", giờ đây, cụ Cao Lâm Thụ cảm thấy lý tưởng mà mình mong trồng một cánh rừng cây xanh cho con cháu đã được thực hiện.


1 2