Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu chuyện cụ già Cao Lâm Thụ trị cát
   2008-03-13 18:11:46    cri

Nghe Online

 

Khu tự trị Nội Mông miền bắc Trung Quốc là một trong những tỉnh và khu tự trị có đất đai hoang mạc và sa mạc hóa tập trung nhất và nghiêm trọng nhất. Trước sự nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền địa phương và nhân dân, những năm gần đây, Khu tự trị Nội Mông đã giành được hiệu quả nổi bật trong công tác phòng chống và cải tạo cát. Trong đó có một cụ già tên là Cao Lâm Thụ, trong suốt 19 năm qua cụ đã trước sau như một kiên trì trồng cây chống cát, đã góp phần không nhỏ cho công tác phòng trị cát.

Cụ Cao Lâm Thụ năm nay 70 tuổi, cư trú ở thành phố E-er-duo-si vùng tây nam Khu tự trị Nội Mông, thuộc miền trung thượng du sông Hoàng Hà. Vùng đất cát Mao-wu-su và Sa mạc Ku-bu-qi đã chiếm 48 o/o diện tích của cả thành phố. Nhà cụ Cao Lâm Thụ nằm ngay bên Sa mạc Ku-bu-qi. Ngày nay, nhà cụ Cao Lâm Thụ được nhiều hàng cây xanh bao bọc, những cồn cát vàng óng ẩn hiện xa xa. Con dâu cụ Thụ nói, chính những hàng cây xanh này đã chặn đứng gió cát lấn gần nhà cụ Thụ.

Đây là thành quả của người già chúng tôi, nay bạn coi đâu còn bãi sa mạc rộng lớn, tôi thường xuyên mang cơm cho bố chồng, gần 20 năm rồi.

19 năm trước, nơi đây từng là một thôn làng, nhưng do đất đai sa mạc hóa ngày càng nghiêm trọng, ruộng vườn liên tục nhiều năm giảm sản lượng, mùa xuân vất vả cầy cấy, đến mùa thu gặt hái lại chẳng được là bao nhiêu, bất đắc dĩ, bà con thôn làng đành phải chuyển đi nơi khác. Cụ Cao Lâm Thụ nhớ lại nói :

Ban đầu ở đây toàn là những đường hào cát, đều là sa mạc, lúc đầu cái gì cũng không có, tôi nói với xã xây một ngôi nhà ở đây, người từng ở đây nói, "Ông ở đây làm được gì ? Ông đúng là làm trò đùa." Năm cụ Cao Lâm Thụ quyết định chuyển nhà đến đây là năm cụ vừa tròn 50 tuổi. Cụ xây một ngôi nhà tường đất mái tranh trên bãi sa mạc cách nhà 5 km, bắt đầu trồng cỏ cây. Lúc ấy, không những người trong thôn không hiểu, mà cả người trong nhà cũng không thể chấp nhận hành động này của cụ Cao Lâm Thụ. Bà xã cụ Cao Lâm Thụ nói :

Ôi giời, tôi lúc ấy phản đối kịch liệt lắm. Tôi không cho ông ấy đến đây, một ổ cát vàng ông đến làm gì. Cái gì cũng không có mà ông vẫn muốn đến đây ư ? Ông ấy năm nào cũng đến trồng cây, tôi thật không muốn tới đây. Tôi lúc ấy chẳng coi bãi cát vàng là cái gì cả.

Cụ Cao Lâm Thụ không khuất phục, không nghe mọi người phản đối. Suy nghĩ của cụ rất đơn giản, là "Bất kể thế nào cũng phải giữ con đường sống còn cho con cháu.

Năm 1988, cụ Thụ bỏ ra 20 đồng nhân dân tệ mua mấy trăm cân cành cây Sa Liễu. Trên sa mạc không có đường đi lối lại, cụ Thụ dẫn 3 con trai đi xuyên qua sa mạc mênh mông vác cành Sa Liễu về, cắm trồng những cành Sa Liễu xuống cát trong gió bấc giá lạnh. Nhưng ngày đầu cắm trồng cành giống cây Sa Liễu qua một đêm đã bị gió thổi bật gốc lên, mọi công sức đã bỏ ra đều mất hết. Gió thổi mất giống cây cụ Thụ lại trồng tiếp. Con trai cùng cụ bận rộn, con dâu mang cơm nước cho cụ. Cứ như thế, cả nhà đều lao vào trồng cây gây rừng.

1 2