Ông Trương Chính Tường
Ông Trương Chính Tường là nông dân sinh sống ở tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc, ông đã tự giác bảo vệ môi trường hồ Điền Trì hơn 20 năm, trở thành một chuyên gia bảo vệ môi trường dân gian, đã có tác động tích cực lôi cuốn bà con nông dân thôn xóm xung quanh cũng lao vào hành động bảo vệ môi trường.
Nhắc tới ông Trương Chính Tường, chúng tôi trước hết nói tới thôn Phú Thiện, ngoại ô thành phố Côn Minh, tỉnh lỵ tỉnh Vân Nam trên cao nguyên Vân Nam-Quý Châu miền tây nam Trung Quốc, là nơi sinh sống của ông. Thôn Phú Thiện nằm sát bên hồ Điền Trì. Hồ Điền Trì là hồ nước ngọt lớn thứ sáu của Trung Quốc, diện tích rộng hơn 300 km2, được mệnh danh là "Hòn ngọc cao nguyên".
Hồ Điền Trì không những là Khu phong cảnh nổi tiếng gần xa, đồng thời còn là chỗ dựa phát triển ngành Nông Ngư nghiệp của nông dân địa phương. Nhưng bắt đầu từ cuối thập niên 70 thế kỷ 20, nước hồ Điền Trì đã bị ô nhiễm, đến thập niên 90, do ô nhiễm nặng, môi trường sinh thái của hồ Điền Trì đã bị phá hoại nghiêm trọng, nhiều loại cá đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhìn thấy Điền Trì nước trong xanh biếc ngày xưa, giờ đây sóng nước đục ngầu mà lòng ông Tường cảm thấy đau như dao cắt. Năm 1980, ông Tường lúc ấy 31 tuổi bắt đầu Hành động bảo vệ hồ Điền Trì một cách tự phát.
Tôi không bảo vệ đơn thuần hồ nước Điền Trì, mà là bắt đầu từ nguồn nước, lưu vực, Tây Sơn, bao gồm cả sông ngầm Điền Trì, bởi vì hồ Điền Trì là do sông ngầm khổng lồ hợp thành.
Ông Trương Chính Tường bỏ nhiều thời gian nghiên cứu làm thế nào để bảo vệ môi trường hồ Điền Trì tránh bị phá hoại, làm thế nào khôi phục bộ mặt nước biếc cá bơi lội tung tăng xưa. Trong căn nhà đơn sơ của ông Tường, chỗ nào cũng xếp đầy sách, bản đồ và báo chí, trong đó tuyệt đại đa số đều liên quan tới việc bảo vệ môi trường Khu vực nước hồ Điền Trì. Nghiên cứu trên sách vở chỉ là cơ sở để bảo vệ hồ Điền Trì, ông dành nhiều thời gian hơn để đi tới ven hồ trên núi, khuyên ngăn hành vi phá hoại môi trường hồ Điền Trì, ngăn chặn đào mỏ khai thác đá ở núi Tây Sơn.
Thập niên 80-90 thế kỷ 20, danh từ "Bảo vệ môi trường" hầu như còn chưa xuất hiện trong tầm mắt của mọi người, càng không nói tới ý thức về bảo vệ môi trường. Dân làng và người nhà không hiểu ông Trương Chính Tường lãng phí thời gian làm ăn, "Không làm nghề nghiệp của mình", còn ngăn cản người khác đào mỏ phát tài, láng giềng xa lánh ông, bà xã khuyên can ông, khuyên mãi không có kết quả, vợ ông đã bỏ ông. Do ông Tường ngăn chặn một cách không nhân nhượng, nên thu nhập kinh tế của Công trường khai thác đá cũng bị ảnh hưởng, vì vậy mà ông bị chửi mắng không ít. Có một lần, ông Trương Chính Tường lại tới Công trường khai thác đá chụp ảnh làm bằng chứng, trên đường bị tai nạn giao thông, tay phải mất hoàn toàn khả năng lao động. Mặc dù như thế, ông Tường cũng chưa bao giờ dao động quyết tâm bảo vệ môi trường hồ Điền Trì.
Nếu mọi người không ngăn chặn hành động phá hoại này thì xã hội này sẽ không hài hòa, chỉ có phá hoại không có bảo vệ thì sẽ không hài hòa. Cho nên người khác không làm việc này, tôi nhất định phải làm cho bằng được. Không có môi trường sinh thái thì sẽ không có sự sống, không bảo vệ môi trường sẽ không có tất cả, đó là lòng tin lớn nhất của tôi.
Điều khiến ông Tường phấn khởi là những năm qua, theo đà chính phủ Trung Quốc không ngừng phổ biến chính sách phát triển bền vững, ra sức tuyên truyền bảo vệ môi trường trong xã hội, ý thức bảo vệ môi trường ngày càng đi sâu vào lòng người. Ngày 8 tháng 8 năm 2003, 56 nhà máy cỡ lớn và trung bình ở Tây Sơn như Công trường khai thác đá, Nhà máy hóa chất, Nhà máy sản xuất phân hóa học.v.v... toàn bộ bị đóng cửa hoặc xóa sổ. Nhiều người trước đây không chấp nhận hành động của ông Tường đã bắt đầu ủng hộ ông, thậm chí những người trước đây từng cực lực phản đối ông cũng bắt đầu đứng về phía ông Tường.
1 2 |