Trong 18 năm công tác, anh Trần Bân, thợ lái tàu hỏa này đã trải qua bốn lần thay đổi tàu hỏa từ tàu hỏa động cơ hơi nước, tàu hỏa động cơ Đi-ê-zen, tàu hỏa chạy bằng điện, Tàu hỏa siêu tốc và Tàu hỏa Trung Quốc 6 lần tăng tốc độ. Nhắc tới sự biến đổi do đổi mới kỹ thuật trong những năm qua, anh cảm khái nói, chỉ có thể dùng một chữ để hình dung --- Đó là "Bay".
Anh Trần Bân năm nay 42 tuổi, nhà ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến miền đông nam Trung Quốc. Khi gặp chúng tôi, anh mới hoàn thành nhiệm vụ một chuyến tàu. Khuôn mặt anh trắng trẻo, cử chỉ nho nhã, mặc bộ đồng phục chỉnh tề, trông rất sáng sủa.
Anh Trần Bân nhớ lại cho biết, năm 1989, anh tốt nghiệp Trung học cơ sở, anh làm công nhân lò than tàu hỏa nối nghiệp cha anh. Bình thường trong buồng lái tàu máy hơi nước có ba người, lái chính, lái phụ và công nhân lò than. Là công nhân lò than, công việc chủ yếu của anh Bân là cho than vào lò, bình quân 20 giây là xúc than vào lò một lần, rất vất vả.
Tôi nhớ khi Tàu chạy bằng hơi nước, tàu chạy hoàn toàn nhờ vào than đá và củi làm nhiên liệu. Trong buồng lái suốt ngày khói than mù mịt, những người lái tàu bụi than đầy người. Thậm chí có lúc lỗ chân lông cánh tay thấm sâu bụi than màu đen, rửa không sạch.
Nhưng những tháng ngày như thế rất nhanh kết thúc. Anh Trần Bân sau khi làm việc 2 – 3 năm, theo đà kỹ thuật của hệ thống đường sắt Trung Quốc nâng cấp, máy Đi-ê-zen bắt đầu lần lượt đưa vào xử dụng. Loại đầu máy này chạy bằng dầu Ma-dút, tỏa nhiệt lượng chuyển thẳng thành động lực. Anh Trần Bân phấn khởi phát hiện, điều kiện làm việc so với trước đây tốt hơn nhiều, cả người không còn bẩn thỉu nữa. Cũng đúng thời gian đó, do cá nhân biểu hiện xuất sắc, anh được lên làm lái tàu hỏa.
Nhưng anh Bân vẫn có đôi chút không được vừa ý với công việc của mình, đó là tiếng máy Đi-ê-zen kêu lộng óc.
Tàu hỏa sử dụng đầu máy Đi-ê-zen tuy là hoàn toàn cơ giới hóa, tiên tiến hơn nhiều so với Đầu máy hơi nước, cũng sạch sẽ nhiều. Nhưng tiếng máy nổ kêu rất inh tai, bình thường người lái chúng tôi đều phải nói chuyện rất to, đôi lúc khiến người khó chịu.
Bảy năm trước, Cung đường sắt Phúc Châu nơi anh Trần Bân làm việc lại một lần nữa thực thi nâng cấp kỹ thuật, Đầu máy điện lực dần dần thay thế Đầu máy Đi-ê-zen. Đầu máy điện lực lấy năng lượng từ dàn dây điện trên không chạy dọc theo đường sắt tiếp điện, chuyển động bánh xe. Loại máy này chạy tốc độ càng nhanh, khả năng vượt dốc càng khỏe, mà tiếng máy nhỏ, còn không ô nhiễm không khí. Anh Trần Bân nói, "Hình ảnh" của anh ngày càng đi lên, nay mặc Com-lê phẳng nếp cũng có thể lái tàu, thật có đôi chút cảm giác phi công lái máy bay.
Trước đây lái tàu điểm chính là cần có thể lực, nay lái tàu đều phải qua đào tạo chuyên nghiệp, không có kỹ thuật thì đừng mong lái tàu. Như kiểu tàu hỏa chạy bằng điện hiện nay của chúng tôi không cần tốn nhiều thể lực, mà lại có một môi trường làm việc rất tốt. Đã giải phóng những người lái tàu chúng tôi thoát khỏi công việc nặng nhọc, đưa chúng tôi từ lao động thể lực chuyển sang lao động trí óc và công nghệ.
Anh Trần Bân còn cho chúng tôi xem túi công cụ của anh, trong đó gồm những máy móc tinh vi như Đồng hồ vạn năng.v.v..., nặng không tới 1 kg. Khi còn lái tàu hỏa chạy Đầu máy hơi nước, hòm dụng cụ của mỗi người lái tàu đều nặng tới gần 30 – 40 kg, trong đựng nào là Mỏ-lết, xẻng.v.v...
Đương nhiên, Tàu thay thiết bị mới và nâng cao kỹ thuật không những chỉ thay đổi môi trường làm việc của những người lái tàu hỏa như anh Trần Bân, mà còn thay đổi cuộc sống của gia đình họ. Anh Trần Bân nói, trước khi lái tàu hỏa chạy bằng điện, một người lái tàu hỏa một tháng chạy nhiều nhất được 14-15 chuyến một chiều, nay một tháng chạy nhiều nhất tới 30 chuyến một chiều, có thể tàu chạy đi về trong ngày --- Anh Bân hầu như ngày nào cũng có thể về nhà.
1 2 |