Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Xây dựng càng nhiều "Sangrila" cho nhân dân quê nhà
   2007-10-25 17:01:29    CRIonline

Tại sân bay Côn Minh, đồng chí Ge-sang-dun-zhu đã kiên định tư duy của mình : Địch Khánh nằm ở trung tâm giao tiếp giữa ba tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên và Tây Tạng Trung Quốc, vị trí địa lý tốt, phong cảnh tươi đẹp, mà tài nguyên như thủy điện, động thực vật, du lịch.v.v... hết sức phong phú, có sân bay thì từ Côn Minh tới Địch Khánh mất 2 -3 ngày trước đây rút ngắn chỉ cần 50 phút đồng hồ. Chỉ cần cải thiện giao thông, nắm bắt thời cơ thì quê hương nhất định đi lên khá giả.

Nhưng suy nghĩ táo bạo xây dựng sân bay của đồng chí Ge-sang-dun-zhu đã làm cho nhiều người cảm thấy khó hiểu. Có người nói "Địch Kháng không có lấy một con đường ra hồn thì làm sao có thể xây dựng sân bay", có người nói "Cả châu Địch Khánh chỉ có 300 nghìn người xây dựng sân bay không có tác dụng". Đồng chí với tính cách không chịu khuất phục đã không lùi bước, đồng chí đã lợi dụng mọi cơ hội, trình bày với cơ quan hữu quan tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, mời chuyên gia đến điều tra hiện trường và làm luận chứng, trải qua nỗ lực không ngừng, công trình sân bay Địch Khánh cuối cùng đã được nhà nước phê chuẩn.

Theo thống kê, năm 1991 khách du lịch đến Địch Khánh không tới 10 nghìn người, thu ngân sách của cả châu chỉ có hơn hơn 40 triệu đồng nhân dân tệ, sau khi sân bay đưa vào sử dụng vào năm 1999, châu Địch Khánh năm đó đã tiếp đón 1 triệu 120 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu từ du lịch đạt 540 triệu đồng nhân dân tệ.

Ngoài việc tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở ra, đồng chí Ge-sang-dun-zhu còn tích cực khai thác hướng đi mới cho Địch Khánh. Một lần trao đổi tình cờ vào năm 1996 đã gợi cho đồng chí một linh cảm mới, cũng từ đó đã làm thay đổi vận mệnh của quê hương mình.

Tháng 2 năm 1996, hướng dẫn viên du lịch tỉnh Vân Nam Tôn Quýnh và bạn bè mang cuốn tiểu thuyết "Đường chân trời đã mất" tức "Lost Horizon" bán rất chạy của nhà văn James Hilton Mỹ xuất bản năm 1933, đối chiếu khảo sát một số phong cảnh của huyện Trung Điện châu Địch Khánh. Khi trở về khách sạn thì họ gặp đồng chí Ge-sang-dun-zhu, lúc đó đang giữ chức bí thư đảng ủy châu Địch Khánh. Đồng chí hồi tưởng lại cho biết :

Hôm ấy Tôn Quýnh cầm một cuốn sách giơ lên cho tôi xem. Cậu ấy nói với tôi, trong sách mô tả thế giới thơ mộng với tên là "Sangrila" giống hệt phong cảnh thiên nhiên và nhân văn của Địch Khánh, cậu ấy cho rằng "Sangrila" rất có thể là ở Địch Khánh.

"Di-qing" tức Địch Khánh tiếng Tạng có nghĩa là "Mảnh đất quí báu may mắn như ý", đồng chí nhận thức thấy sự gần giống nhau của "Di-qing" và "Sangrila", thế là hai người tiến thêm một bước giới thiệu, thảo luận nghiên cứu về "Sangrila", đêm hôm ấy, đồng chí mừng rỡ tới mức cả đêm không ngủ được.

Sau đó, với sự thúc đẩy tích cực của đồng chí, cuộc tìm kiếm Sangrila ở Địch Khánh dần dần được triển khai, tháng 9 năm 1997, chính quyền tỉnh Vân Nam trịnh trọng công bố "Thế giới đào nguyên --- Sangrila mà cả thế giới tìm kiếm là ở Địch Khánh Vân Nam". Năm 1997, khách du lịch tới Địch Khánh tăng vọt tới 540 nghìn lượt người, gấp 10 lần so với năm 1994, sau đó kế tiếp sân bay xây dựng đưa vào sử dụng, càng nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài đua nhau tới tham quan mảnh đất tươi đẹp này, tháng 12 năm 2001, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn huyện Trung Điện đổi tên thành huyện Sangrila.Năm 1998, đồng chí Ge-sang-dun-zhu được bổ nhiệm giữ chức chủ nhiệm Ủy ban công việc dân tộc tỉnh Vân Nam. Bà con nhân dân các dân tộc kéo nhau vui mừng tiễn đưa đồng chí, mọi người còn kính cẩn gọi đồng chí là "Người cha của Sangrila".

1 2 3