Nghe Online
Ở khu vực miền Tây Trung Quốc có một thành phố, trong thời gian 10 năm từ năm 1996-2006, GDP bình quân một năm của thành phố này tăng 10,2%, GDP bình quân đầu người năm 2006 vượt quá 1500 đô la Mỹ, gấp 3 lần so với năm 1996; thu ngân sách địa phương từ hơn 5 tỷ nhân dân tệ năm 1996 lên tới 53 tỷ nhân dân tệ năm 2006; thu nhập có thể chi phối của cư dân thành phố đã từ 5000 nhân dân tệ tăng lên tới hơn 11 nghìn nhân dân tệ, thu nhập của nông dân tăng gấp đôi.
Thành phố viết nên câu chuyện thần kỳ này là thành phố Trùng Khánh, thành phố trực thuộc Trung ương trẻ tuổi nhất của Trung Quốc.
Thành phố Trùng Khánh nằm ở thượng du sông Trường Giang và khu vực trung tâm của Công trình Tam Hiệp. Muốn giải quyết một loạt vấn đề xây dựng công trình Tam Hiệp và cải tạo khu đập Tam Hiệp thì cần phải dành cho thành phố này càng nhiều quyền hạn hành chính và nâng đỡ chính sách tài chính. Tháng 3 năm 1997, Chính phủ Trung ương quyết định xác định Trùng Khánh là thành phố trực thuộc Trung ương. Kể từ ngày đầu tiên trực thuộc Trung ương, Trùng Khánh giống như chiếc xe đi vào xa lộ, bon nhanh trên con đường phát triển.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế-Ngoại thương Thành phố Trùng Khánh bà Lý Thế Dung nói:
"10 năm trực thuộc Trung ương, kinh tế mở cửa đã trở thành đặc điểm nổi bật nhất của thành phố Trùng Khánh. Ngoại thương, vốn nước ngoài, kinh tế đối ngoại đều phát triển với tốc độ nhanh, xu thế tăng trưởng rất khả quan."
10 năm Trùng Khánh trực thuộc Trung ương là 10 năm mở cửa, cũng là 10 năm kinh tế mở cửa phát triển nhanh nhất, diện mạo thành phố được thay đổi lớn nhất. Trực thuộc đã kiến tạo một mặt bằng rộng rãi cho mở cửa đối ngoại của Trùng Khánh, trong khi đó, Chiến lược phát triển khu vực miền Tây đã cung cấp động lực cho sự phát triển kinh tế thành phố Trùng Khánh. Trùng Khánh mở cửa đã thu hút con mắt của thế giới, nhận được sự ca ngợi của thế giới.
Về mặt ngoại thương, Trùng Khánh đã bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng mới. Năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố Trùng Khánh đạt khoảng 5,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 226% so với năm 1997. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,35 tỷ đô la Mỹ, tăng gần 330% so với năm 1997. Năm 1996, thành phố Trùng Khánh chỉ có 120 doanh nghiệp ngoại thương, chủ yếu là doanh nghiệp ngoại thương nhà nước, đến năm 2006, thành phố Trùng Khánh đã có 2400 doanh nghiệp ngoại thương, tăng gấp khoảng 20 lần, hơn thế nữa, doanh nghiệp dân doanh đã trở thành quân chủ lực trong xuất khẩu của thành phố Trùng Khánh. Xe máy, xe hơi, hoá chất y dược, nông sản phẩm trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Trùng Khánh. Phó Chủ nhiệm Lý Thế Dung cho biết:
"Sản phẩm sản xuất tại Trùng Khánh đã rải rác hơn 180 nước và khu vực trên thế giới, xây dựng thương hiệu và sử dụng công nghệ mới ngày càng khiến sản phẩm do Trùng Khánh sản xuất nổi tiếng thế giới."
1 2 |