Chùa Bạch Vân Quan có 18 điện thờ, tôn thờ mười mấy vị hiền triết đã khuất trong lịch sử Đạo giáo. Hàng ngày, đạo trưởng Doãn Thành An và các đạo sĩ đều đúng giờ tập trung trong một điện thờ lớn tụng kinh tấu nhạc. Đạo trưởng Doãn Thành An cho biết, hàng ngày đều tiến hành lên lớp tụng kinh này cũng còn gọi là Pháp Sự. Nội dung tụng kinh bao hàm tất cả các kinh điển của Đạo Giáo. Thông qua tụng kinh, các Đạo sĩ có thể tĩnh tâm, làm cho bản thân hiểu biết từng bước sâu sắc hơn về giáo lý và giáo nghĩa.
Do chùa Bạch Vân Quan mở cửa tiếp đón khách du lịch, do đó mỗi điện thờ đều có đạo sĩ túc trực, gọi là trực điện. Ngoài việc hàng ngày tụng kinh ra, có một số đạo sĩ còn phải đi trực điện, đạo sĩ Lâu Vân Kha là một trong những đạo sĩ đó. Đạo sĩ Lâu Vân Kha nói, đạo sĩ phụ trách trực điện không những phải trông nom điện thờ, chú ý an toàn, phòng tránh do thắp hương gây hỏa hoạn ra, còn phải tiếp đón quần chúng tín đồ Đạo giáo, giải đáp những nghi vấn cho họ, hoặc được mời làm Pháp Sự cho họ, cử hành nghi thức nào đó .v.v...
Cũng như đạo trưởng, ngoài tu đạo ra, đạo sĩ Lâu Vân Kha cũng có sở thích riêng của mình.
Tôi rỗi rãi lại luyện tập thư pháp. Hiện nay cũng học tập đàn cổ, tiếng đàn nghe thanh tao trang nghiêm, thích hợp cho người xuất gia gẩy. Ngoài ra, bản thân có lúc viết bài văn, bày tỏ thể hội tâm đắc tu Đạo của mình.
Đạo sĩ Lâu Vân Kha cho biết, một số câu truyện và truyền thuyết của Đạo Giáo là nguồn gốc quan trọng cho sáng tác nghệ thuật văn học Trung Quốc. Ví dụ như trong Truyện cổ điển nổi tiếng Trung Quốc "Tây Du ký" có rất nhiều nội dung liên quan đến Đạo Giáo. Cũng có rất nhiều tranh Tết và họa văn cát tường lưu truyền trong dân gian bắt nguồn từ Đạo Giáo. Đạo Giáo có quan hệ mật thiết với Trung Y, rất nhiều lý luận của Trung Y như âm dương, ngũ hành.v.v... đều có nguồn gốc kinh điển Đạo Giáo.
Đạo sĩ Lâu Vân Kha từng học tập tại Học viện Đạo Giáo Trung Quốc, rất nhiều kiến thức Đạo Giáo đều học ở Học viện Đạo Giáo, những sở thích hâm mộ cũng được bồi dưỡng ở đó.
Học viện Đạo Giáo Trung Quốc thành lập trên cơ sở Lớp chuyên tu Hội liên hiệp Đạo Giáo Trung Quốc vào năm 1990, địa điểm trong khu vực chùa Bạch Vân Quan.
Tôi là sinh viên tốt nghiệp Học viện Đạo Giáo Trung Quốc, Học viện Đạo Giáo Trung Quốc thành lập là do Đảng Cộng Sản và chính phủ Trung Quốc thực thi chính sách tự do tín ngưỡng Tôn Giáo. Tôi học tập ở đây, thực sự cảm thụ được tắm mình trong gió Xuân và ánh nắng chan hòa của chính sách tự do tín ngưỡng Tôn Giáo.
Đương nhiên, cuộc sống của các đạo sĩ không chỉ hạn chế cục bộ trong Đạo Quan, họ thường xuyên đi các nơi giao lưu Tôn Giáo.Đạo Giáo đều có rải rác ở châu Á, Tây Âu, Mỹ, Ôtrâylia.v.v... Đạo sĩ Hồ Thành Hải từng đi giao lưu Đạo Giáo ở hải ngoại.
Tôi đi giao lưu Tôn Giáo ở hải ngoại như đi hai lần Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, tôi cũng đi qua Đài Loan Trung Quốc. Trung Quốc rất coi trọng giao lưu Tôn Giáo. Chúng tôi mỗi lần tiến hành hoạt động văn hóa Tôn Giáo thì chính phủ đều hết sức coi trọng, giúp đỡ chúng tôi liên hệ với một số nhân sĩ hải ngoại.
Thông qua tiếp xúc gần gũi với những đạo sĩ này, chúng tôi thấy thực ra cuộc sống của họ không đơn điệu như một số người tưởng tượng, họ cũng thường xuyên tiếp xúc với thế giới bên ngoài và sự vật mới mẻ. Đạo sĩ Lâu Vân Kha cho biết, Đạo Giáo trải qua gần 2000 năm phát triển đến ngày nay, một trong những nguyên nhân là Đạo Giáo di chuyển theo thời đại, biến đổi theo sự vật, theo sự thay đổi của môi trường rộng lớn xã hội mà biến đổi những qui định không thích hợp của mình. 1 2 |