Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị cấp cao Nhóm G-20 nêu bật lập trường tinh thần trách nhiệm của Trung Quốc
   2009-09-26 17:42:17    cri

 

 

Điều đáng quan tâm là, trong "Tuyên bố" sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã cam kết nâng cao tối thiểu trên 5% thị phần trong Quỹ Tiền tệ quốc tế của các nước có nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển, quyết định sẽ tăng ít nhất 3% quyền bỏ phiếu tại Ngân hàng Thế giới của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi loại hình. Ông Vương Dật Châu phần tích rằng:

"Tại Hội nghị Cấp cao Nhóm G-20 lần này, dưới sự nỗ lực chung của Trung Quốc và một số nước, việc tăng thêm quyền phát ngôn và tính đại diện trong Quỹ Tiền tệ quốc tế của các nước mới nổi đã thu được thành quả tích cực, đây là điều cực kỳ quan trọng, cũng là một trong những thành tựu lớn nhất của Hội nghị cấp cao lần này".

Giải quyết vấn đề mất cân bằng của kinh tế toàn cầu cũng là trọng điểm trình bày trong bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Chủ tịch Hồ Cầm Đào nhấn mạnh, chỉ có đông đảo các nước đang phát triển thực hiện phát triển hữu hiệu, thì sự phục hồi của nền kinh tế thế giới mới có thể vững chắc, tăng trưởng kinh tế thế giới mới có thể bền vững.

Các học giả Trung Quốc nhận định, việc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dành một phần lớn trong bài phát biểu để trình bày một cách sâu sắc về sự phát triển cần bằng kinh tế thế giới có ý nghĩa rất quan trọng. Ông Vương Dật Châu nói:

"Cộng đồng quốc tế có sự nhìn nhận khác nhau về phát triển cân bằng. Ví dụ như các nước phương Tây cho rằng: phát triển cân bằng là phải giảm thiểu hiện tượng xuất khẩu quá nhiều và nhập khẩu còn ít của một số nước mới nổi. Sự mất cân bằng mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh không chỉ là sự mất cân bằng về thương mại, mà chủ yếu hơn là sự mất cần bằng về năng lực phát triển, công nghệ và vốn, quyền phát ngôn trong phát triển kinh tế toàn cầu, v.v giữa các nước Nam Bắc. Nếu như sự mất cân bằng thứ nhất là một sự mất cần bằng về bề mặt, thì sự mất cần bằng thứ hai lại là sự mất cân bằng về mang tính kết cấu".


1 2