Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ngân hàng Phát triển châu Á ra báo cáo mới nhất nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á
   2009-09-23 14:20:11    cri

Về kinh tế Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển châu Á trong báo cáo chỉ rõ, dưới sự thúc đẩy của chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải và chương trình kích thích tài chính quy mô lớn của Chính phủ, nền kinh tế Trung Quốc lớn nhất khu vực châu Á sẽ không ngừng phát triển, dự kiến mức tăng năm nay và sang năm sẽ lần lượt đạt 8,2% và 8,9%, lần lượt  cao hơn 1,2% và 0,9% so với dự đoán hồi tháng 3 của Ngân hàng Phát triển châu Á. Báo cáo cho rằng, kinh tế của Hồng Công và Đài Loan, Trung Quốc rất có thể sẽ tiếp tục trượt dốc.

Trước xu thế phục hồi kinh tế tốt đẹp của khu vực châu Á, ông Lý Chung Hoà, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng, các nước châu Á sẽ dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ trong suy thoái.

Tuy nhiên, bản báo cáo cũng không vì vậy mà lạc quan một cách mù quáng đối với kinh tế châu Á trong tương lai. Báo cáo chỉ rõ, mặc dù thực tế chứng minh sức miễn dịch đối với kinh tế toàn cầu suy giảm của các nước đang phát triển châu Á có khá hơn so với dự kiến, nhưng đà phục hồi kinh tế vừa mới cất bước của khu vực châu Á vẫn đứng trước rủi ro sụt giảm, các nền kinh tế châu Á vẫn phải nêu cao cảnh giác, tăng cường liên kết kinh tế trong khu vực, tẩy chay chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, duy trì các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á thực hiện tăng trưởng ổn định và bền vững.

Các nhà phân tích cũng chỉ rõ, xét về trung kỳ, sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á vẫn đối mặt với nhiều nhân tố không xác định, nhất là có thể sẽ bị hạn chế bởi nhịp bước phục hồi của các nền kinh tế Âu-Mỹ. Trong tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, khu vực châu Á không thể tránh được tác động tiêu cực do mức tăng trưởng thấp của các nước phát triển mang lại, qua đó thực hiện sự tăng trưởng độc lập vẫn là điều then chốt.

Ngoài ra, chính phủ các nước trên thế giới đã hạ thấp lãi suất và thuế, đồng thời tăng thêm chi tiêu để kích cầu. Nếu sớm rút khỏi những biện pháp này rất có thể sẽ dẫn đến kinh tế sa sút trong thời gian dài hơn và phương hại đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, việc chọn đúng thời điểm để rút  sẽ giúp tránh được suy thoái lần thứ 2. Một đe doạ khác tác động đến tương lai kinh tế của châu Á là sự ngóc đầu dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết, để thực hiện kinh tế khu vực châu Á tăng trưởng ổn định và khá nhanh, các nước châu Á cần phải siết tay thúc đẩy sự cân bằng hơn nữa về kết cấu kinh tế, phát huy hơn nữa vai trò của kích cầu trong nước, dỡ bỏ mọi hàng rào thương mại và tăng cường liên kết kinh tế trong khu vực.


1 2