Nghe Online
Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 22, tại Hồng Công, Ngân hàng Phát triển châu Á đã công bố bản báo cáo mới về "Triển vọng phát triển của châu Á năm 2009". Trong bản báo cáo này, Ngân hàng Phát triển châu Á đã nâng dự báo về mức tăng trưởng kinh tế năm nay và sang năm của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, đồng thời cũng lưu ý các nước vẫn phải nêu cao cảnh giác, bảo đảm cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á thực hiện sự tăng trưởng ổn định và bền vững.
Ngân hàng Phát triển châu Á tháng 3 năm nay từng công bố báo cáo về "Triển vọng phát triển kinh tế của châu Á năm 2009". Theo dự báo lúc đó, mức tăng trưởng GDP của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á năm nay là 3,4%, sang năm là 6%. Chỉ vài tháng sau, những số liệu công bố trong bản báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Á đã cổ vũ lòng người: Mức tăng kinh tế tổng thể năm nay của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á có triển vọng đạt 3,9%, sang năm dự kiến đạt 6,4%.
Ngân hàng Phát triển châu Á còn dự báo về tình hình kinh tế năm nay và sang năm của các khu vực ở châu Á, song tương lai tăng trưởng kinh tế của các khu vực và các nền kinh tế lại khác nhau rõ rệt. Trong đó, khu vực có sự biểu hiện khá tốt bao gồm Đông Á và Nam Á, đặc biệt Ấn-độ, đầu tàu kinh tế của khu vực Nam Á.
Tình hình của khu vực Đông-Nam Á, Trung Á và các đảo quốc trên Thái Bình Dương có phần kém lạc quan hơn. Ngân hàng Phát triển châu Á trong báo cáo chỉ rõ, mặc dù tương lai tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và In-đô-nê-xi-a rất khá, những vẫn không thể bù đắp được tương lai kinh tế không ngừng xấu đi của các nền kinh tế có mức độ mở cửa khá cao trong khu vực Đông-Nam Á như Ma-lai-xi-a, Thái Lan, v.v cũng như các nền kinh tế tương đối nhỏ. Bởi vậy, dự đoán về mức tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông-Nam Á đã từ 0,7% đưa ra hồi tháng 3 giảm xuống còn 1%. Dự đoán về mức tăng trưởng kinh tế của khu vực Trung Á và các đảo quốc Thái Bình Dương cũng được hạ thấp do tác động của các nhân tố dòng vốn chảy vào và đầu tư xuất hiện đà suy giảm, cũng như ngành du lịch bị tác động, v.v.
1 2 |