Song ông Giôn Líp-xki cũng nêu rõ, mặc dù IMF luôn luôn dốc sức vào cải cách, thế nhưng xét đến tình hình hiện nay, cuộc cải cách đề cập tới công tác về nhiều mặt, không thể giải quyết trong chốc lát. Ông đã liệt kê một số khó khăn có thể gặp phải trong cải cách hiện nay.
"Tình hình hiện nay diễn ra tương đối thuận lợi, song chúng tôi cũng phải đối mặt với một số thách thức gay cấn. Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi cảnh khốn quẫn, còn phải tiến hành nhiều thay đổi về các mặt. Ngoài ra, cuộc cải cách về vấn đề quản lý cũng không phải là việc dễ dàng, không những cần có thời gian, cũng đòi hỏi các bên đi đến hiệp nghị và thỏa hiệp trên cơ sở ý nguyện chính trị."
Trong cuộc cải cách IMF, vấn đề tính đại diện của các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới trỗi dậy là một trọng tâm thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tháng 4 năm ngoái, Hội đồng Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã bỏ phiếu phê chuẩn phương án cải cách hạn ngạch và quyền bỏ phiếu, tăng thêm tính đại diện và quyền phát ngôn của các nước đang phát triển trong tổ chức này. Song ông Giôn Líp-xki cho rằng, phương án này vẫn chưa phải là phương án hoàn thiện, việc xem xét lại quyền biểu quyết của IFM là điều tất yếu.
"Nguyên tắc chung của cuộc cải cách là, quyền bỏ phiếu cần phải phản ánh tỷ trọng trong nền kinh tế thế giới của các nước. Song trong phương án hiện nay, tỷ trọng của một số nước bị đánh giá quá thấp, trong đó nổi bật nhất là Trung Quốc. Còn tỷ trọng của một số nước khác lại được đánh giá quá cao. Nhận thức chung đạt được giữa chúng ta là, quyền bỏ phiếu cần phải chuyển đổi từ các nước được đánh giá cao sang các nước bi ̣đánh giá thấp.
Hiện nay, kinh tế toàn cầu đang đi trên quỹ đạo phục hồi, nhiều người lo lắng, sau khi phục hồi kinh tế, tính cần thiết của cải cách có lẽ lại bị bỏ quên. Vì vậy, ông Giôn Líp-xki nói, bất cứ tình hình kinh tế toàn cầu ra sao, cuộc cải cách IMF đều sẽ tiếp tục tiến theo hướng xúc tiến hợp tác, cùng giữ gìn sự ổn định của tài chính toàn cầu." 1 2 |