Được biết, các nhà lãnh đạo tham dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao gồm Tổng thống Ca-dắc-xtan, Thủ tướng Băng-la-đét, lãnh đạo của các nước Tan-da-ni-a, Ê-ti-ô-pi-a, quần đảo Cúc, quần đảo Cô-mo, phần lớn các nhà lãnh đạo nói trên đều đến từ các nước đang phát triển, nhất là một số đảo quốc và ven biển. Mặc dù Mỹ, các nước lớn châu Âu, Nhật Bản v.v đã tài trợ cho hội nghị lần này, nhưng lại không cử đoàn đại biểu cấp cao tham dự hội nghị. Báo cáo nghiên cứu cho biết, khí hậu toàn cầu ấm lên sẽ khiến mực nước biển dâng cao, sẽ xảy ra thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt v.v, đứng trước những thiên tai đó, các nước nghèo và đảo quốc sẽ bị tác hại nghiêm trọng nhất, trong khi khả năng ứng đối thiên tai của họ lại yếu nhất. Phát biểu tại phiên họp̣ sáng cùng ngày, lãnh đạo của các nước nói trên đều cho rằng, đó là "gánh nặng không chịu đựng nổi".
Các đại biểu cho rằng, khí hậu toàn cầu ấm lên là thảm họa do con người gây nên, là hậu quả xấu do "thế kỷ dầu mỏ" của thế kỷ 20, thậm chí do cuộc cách mạng công nghiệp sớm hơn để lại, thế nhưng cái giá đắt đó hiện nay lại đổ lên đầu các nước nghèo, rõ ràng đó là điều không công bằng. Các nhà lãnh đạo cực lực yêu cầu các nước phát triển trong khi đẩy mạnh việc giảm thiểu khí thải, cần phải dành viện trợ cho các nước nghèo, giúp các nước nghèo nâng cao khả năng ứng đối thiên tai. Tổng thống Ê-ti-ô-pi-a Meles Zenawi thậm chí cảnh báo rằng, nếu như nguyện vọng của các nước nghèo không được đáp ứng, các nước châu Phi rất có thể tập thể tẩy chay Hội nghị Khí hậu Liên Hợp Quốc tổ chức tại Cô-pen-ha-ghen.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồi Lương Ngọc đã dẫn Đoàn đại diểu Trung Quốc tham dự hội nghị cấp cao lần này. Phó Thủ tướng Hồi Lương Ngọc phát biểu nêu rõ, là một nước có tinh thần trách nhiệm, Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì 'Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu' và khuôn khổ cơ bản của 'Nghị định thư Ki-ô-tô', kiên trì nguyên tắc 'Trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt', thúc đẩy Hội nghị Cô-pen-ha-ghen sắp diễn ra thu được thành quả tích cực." 1 2 |