Ngoài ra, Chính phủ Mỹ yêu cầu Quốc hội dành quyền hạn nhiều hơn, khiến chính phủ có thể tiếp quản các cơ quan tiền tệ phi ngân hàng cỡ lớn một khi họ bị phá sản và có thể phương hại tới kinh tế nhà nước, trong đó kể cả công ty bảo hiểm và quỹ tự bảo hiểm rủi ro v.v. Theo sự ủy quyền hiện nay, Chính phủ Mỹ chỉ có thể tiếp quản ngân hàng. Qua chương trình này,Chính phủ Mỹ sẽ có thể tiến hành giám sát đối sự vận hành nội bộ của các công ty hiện nay không thuộc diện giám sát và quản lý của liên bang, các công ty đó bao gồm công ty bảo hiểm như Tập đoàn Quốc tế Mỹ (AIG) và công ty quỹ tự bảo hiểm rủi ro như tập đoàn Citi.
Thế nhưng, ông Geithner cùng ngày chưa có sự trình bày cụ thể đối với việc làm thế nào để triển khai những công tác đó, ông bày tỏ sẽ công bố một số chi tiết của chương trình này trong vài tuần tới. Nhưng điều gần như có thể khẳng định là, ông Geithner hy vọng lĩnh vực tài chính tiền tệ xây dựng quy phạm đạo đức và trật tự mới, tức là lấy mô hình tài chính tiền tệ thận trọng và lành mạnh để thay thế cho mô hình một mực đeo đuổi tài sản và đầu tư rủi ro hiện nay.
Ngày 25, ông Geithner nêu rõ, một trong những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hiện nay là doanh nghiệp tiền tệ ngoài ngân hàng cũng sẽ đe dọa tới hệ thống tài chính tiền tệ. Sau khi kết thúc cơn bão khủng hoảng này, tất cả các doanh nghiệp tiền tệ quy mô đều cần phải tuân thủ quy định tương ứng, thiết thực đảm bảo các doanh nghiệp đó không đe dọa tới hệ thống tài chính tiền tệ. Ông Geithner tái khẳng định rằng, chính phủ sẽ áp dụng mọi biện pháp nhằm ổn định hệ thống tài chính tiền tệ, khôi phục sức sống của kinh tế Mỹ.
Phương án cải cách tài chính tiền tệ này của Chính phủ Mỹ còn phải chờ đợi xem xét và phê chuẩn của Quốc hội. Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tiền tệ Hạ Nghị viện Quốc hội Mỹ Frank cùng ngày nói, rất rõ ràng Chính phủ Mỹ cần có sự lựa chọn tốt hơn, tránh xảy ra tình hình bị phá sản như công ty Lehman Brothers trước đây, đồng thời cũng không phải liên tiếp đầu tư tiền của người đóng thuế cho việc cứu vãn Tập đoàn Quốc tế Mỹ (AIG) khi họ đứng trước tình hình bị phá sản. Thế nhưng dư luận phổ biến cho rằng, phương án cải cách này tất sẽ vấp phải sự chỉ trích và chất vấn của các bên, theo dự kiến nhân sĩ giới thương mại sẽ chỉ trích phương án này can thiệp quá nhiều, trong khi đó các chuyên gia nghiên cứu chính sách lại cho rằng nội dung của phương án này quá mơ hồ và không tiện cho thao tác. 1 2 |