Nghe Online
Từ cuối năm ngoái đến nay, trước tác động 'kép' khó khăn kinh tế trong nước và khủng hoảng tài chính quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu đã chậm lại rõ rệt, xuất nhập khẩu giảm mạnh. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một loạt biện pháp mạnh mẽ kích thích kinh tế tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu, ứng đối các thách thức to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính.
Năm 2008, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 6,23%, là mức thấp nhất trong 10 năm qua. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam dự kiến quý một năm nay, nhịp độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm hơn nữa, xuống còn 4,5%; đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 5,3 tỷ USD, giảm 30% so với cùng kỳ.
Do nhu cầu của các thi trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu suy giảm, xuất khẩu trong hai tháng đầu năm nay của Việt Nam giảm 5,1% so với cùng kỳ. Theo số liệu thống kê mới nhất của Việt Nam: hiện nay có 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng bên bờ vực phá sản, có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phá sản hoặc ngừng sản xuất, dẫn đến số người thất nghiệp gia tăng.
Để giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với kinh tế, Chính phủ Việt Nam đầu tháng 2 đã đưa ra chương trình chấn hưng kinh tế một tỷ USD, trọng điểm là hỗ trợ lãi suất vay tín dụng cho doanh nghiệp. Gần đây lại đưa ra nhiều nhóm giải pháp kích thích kinh tế tăng trưởng, trong đó bao gồm thực hiện chương trình chấn hưng kinh tế của Chính phủ, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu; đẩy mạnh hơn nữa các dự án xây dựng trọng điểm của Nhà nước, sử dụng tốt các nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn viện trợ phát triển ODA; điều tiết tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt và hiệu quả, bảo đảm sự cân đối cung cầu về ngoại tệ; tăng cường giám sát quản lý giá cả thị trường, kiểm soát nghiêm ngặt sự tăng giá dây chuyền ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
1 2 |