Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Những năm tháng chúng tôi sinh sống ở Trung Quốc-phỏng vấn một số bạn lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc
   2008-05-28 16:58:44    cri

Bạn Trần Phạm Phương Thảo

Chỉ còn một năm nữa Nga sẽ tốt nghiệp và trở về làm việc trong công ty của mẹ. Nga cho biết, Trung Quốc là một nước lớn thương mại, có rất nhiều kinh nghiệm thành công trong thương mại, tin rằng những kiến thức mà mình học được ở Trung Quốc sẽ giúp ích không nhỏ cho mẹ triển khai giao lưu, hợp tác thương mại với Trung Quốc.

Cũng như Nguyễn Thái Nga vậy, bạn Trần Phạm Phương Thảo cũng đến từ thành phố Hồ Chí Minh, là sinh viên năm thứ 2 đang học cùng trường với Nga. Phương Thảo thuê nhà ở gần trường, hằng ngày phải đáp xe buýt mất khoảng 15 phút tới trường. Phương Thảo cho biết, giao thông ở Bắc Kinh rấ thuận tiện, từ nơi ở đến trường có tới 3-4 tuyến xe buýt, hơn nữa giá vé rất rẻ.

Trần Phạm Phương Thảo thuê nhà ở gần Sân vận động Quốc gia hay còn gọi là "Tổ chim"-Sân vận động chính của Ô-lim-pích Bắc Kinh, cùng với ngày khai mạc Ô-lim-pích Bắc Kinh đang đến gần, Phương Thảo ghi nhận sự biến đổi có thể nói là thay đổi từng ngày. Phương Thảo cho biết:

"Ngày nào em cũng chứng kiến được mỗi ngày thay đổi rất nhanh chóng của Bắc Kinh. Chẳng hạn như mấy ngày hôm nay em thấy lắc đắc và đến ngày hôm sau đã trồng lên một hàng cây dài. Em rất hâm mộ khả năng xây dựng của các công trường ở Bắc Kinh với một tốc độ nhanh chóng và đẹp."

Trong những năm tháng học tập ở Bắc Kinh, Phương Thảo quen biết rất nhiều bạn bè Trung Quốc và còn tìm được người mà mình thương yêu. Bạn trai của Phương Thảo là một chàng trai đến từ tỉnh Sơn Đông Trung Quốc. Phương Thảo thường kể cho bạn trai nghe về quê hương đất nước của mình, bạn trai của Phương Thảo cũng không ngừng tìm hiểu Việt Nam qua In-tơ-nét và mua sách vở học tiếng Việt. Phương Thảo và bạn trai có thể nói là một hình ảnh thu nhỏ của sự giao lưu giữa thanh niên hai nước Trung-Việt, họ đã trở thành đôi bạn thân trong quá trình không ngừng sâu sắc sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy giao lưu hơn nữa giữa nhân dân hai nước.

Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, Nguyễn Thái Nga và Trần Phạm Phương Thảo mong qua phóng viên gửi lời thăm hỏi tới nhân dân vùng bị thiên tai động đất ở Tứ Xuyên. Trước đó, Thái Nga và Phương Thảo đã cùng với hơn 170 lưu học sinh Việt Nam tham gia hoạt động quyên góp của nhà trường, đóng góp một phần sức lực bé nhỏ của mình cho nhân dân vùng bị thiên tai. Thái Nga cho biết:

"Em hy vọng sau vụ động đất này Trung Quốc có thể đứng lên được, mặc dù trước mắt là hơi khó khăn, nhưng em nghĩ 'không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền'."


1 2