Ngoài đại biểu Quốc hội là lao động nông dân ra, số đại biểu là nông dân ở cơ sở của Quốc hội khóa này đã tăng trên 70% so với khoá trước. Trong đó còn có một số nông dân thuộc tầng lớp mới, họ xuất thân từ nông dân, có văn hóa, có kỹ thuật và biết kinh doanh. Ông Du Học Văn, đại biểu nông dân đến từ tỉnh Triết Giang là một trong số đó. Trước khi đến Bắc Kinh, ông Du Học Văn-lãnh đạo của một doanh nghiệp chè cỡ lớn đã mời nhiều nhân sĩ chuyên nghiệp giúp ông triển khai công tác điều tra nghiên cứu, ông đã tới thăm các vùng nông thôn, tìm hiểu ý kiến của bà con nông dân. Qua điều tra nghiên cứu, ông Du Học Văn đã nêu ra 4 đề án tại Kỳ họp Quốc hội lần này, trong đó có một đề án về lập pháp đầu tư nông nghiệp. Ông nói:
"Luật Đầu tư nông nghiệp là một đề án thực sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nông thôn, bảo đảm quyền lợi cho nông dân. Thông qua Luật Đầu tư nông nghiệp, tôi tin rằng sẽ khiến cho sự phát triển của nông nghiệp và đất nước càng thêm cân đối".
Tại kỳ họp Quốc hội lần này, khả năng thi hành chức trách của các đại biểu nông dân đang dần dần được tăng cường, những kiến nghị và đề án do họ nêu ra ngày càng có tầm vĩ mô và đa nguyên hóa.
Ông Vương Xuân Quang, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu xã hội thuộc Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc cho rằng: các đại biểu đến từ nông thôn sẽ phản ánh một cách trực tiếp lợi ích của nông dân, phát huy ưu thế này của họ sẽ có lợi cho việc giải quyết vấn đề "tam nông". Ông nói:
"Có nhiều đại biểu nông dân tham gia vào cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước, họ sẽ nêu ra càng nhiều đề án. Mong thông qua việc tăng thêm số đại biểu nông dân sẽ thúc đẩy sự ủng hộ của Nhà nước về mặt chính sách và cơ chế cho sự phát triển của nông thôn, hỗ trợ tăng thu nhập cho nông dân". 1 2 |