Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 11 hiện đang diễn ra tại Bắc Kinh. Chiều ngày 8, Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 10 sắp hết nhiệm kỳ đọc Báo cáo Công tác trước gần 3000 Đại biểu Quốc hội. Những con số đưa vào Báo cáo là hình ảnh thu hẹp về công tác trong 5 năm qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc. Bất cứ về lập pháp hay là về giám sát, Quốc hội Trung Quốc đều luôn kế thừa và sẽ tiếp tục phát huy quan niệm dân chủ và mục tiêu "lợi dân".
Quyền lập pháp là chức trách quan trọng do Hiến pháp và luật pháp Trung Quốc giao phó cho Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Khi bắt đầu nhiệm kỳ mới cách đây 5 năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 10 từng lấy "cơ bản hình thành hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc " và "nâng cao chất lượng lập pháp" làm mục tiêu và trọng tâm để chỉ đạo công tác lập pháp. 5 năm sau, Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc đã đưa ra bản thống kê như sau:
"5 năm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 10 tổng cộng xem xét 106 dự luật trong đó có Dự Luật sửa đổi Hiến pháp, Dự thảo pháp luật, Dự thảo giải thích pháp luật và Dự thảo quyết định về vấn đề pháp luật, thông qua 100 bộ luật. Tính đến nay, Trung Quốc đã có 229 bộ luật hiện hành hữu hiệu thí dụ như: Hiếp pháp, Luật hữu quan về Hiến pháp, Luật Thương mại dân sự, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật Xã hội, Luật Hình sự, Luật Tố tụng, Luật Trình tự phi tố tụng v.v đến từ 7 Cơ quan pháp luật. "
100 bộ luật được công bố trong 5 năm qua bao gồm những pháp luật quan trọng như: Dự Luật sửa đổi Hiến pháp đưa nội dung "Quốc gia tôn trọng và đảm bảo quyền con người", "Tài sản hợp pháp của cá nhân công dân không bị xâm phạm" vào Hiến pháp, Luật Giám sát qua tìm tòi nghiên cứu trong 20 năm qua, Luật Tài sản-bộ luật đầu tiên trình bày nội dung tường tận về tài sản cá nhân, Luật Phá sản, Luật Hợp đồng lao động v.v. Sau những con số đó là việc thực hiện mục tiêu, thực hiện cam kết và mang lại ý nghĩa sâu xa. Ông Ngô Bang Quốc nói:
"Lấy Hiến pháp làm trung tâm, lấy pháp luật làm trục chính, hệ thống pháp luật Xã hội Chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc gồm pháp luật và pháp quy của 7 Cơ quan pháp luật thuộc ba cấp trong đó kể cả các văn kiện nền nếp hóa như Pháp quy hành chính, Pháp quy địa phương v.v đã cơ bản hình thành, các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Quốc gia cơ bản thực hiện theo căn cứ pháp luật, cung cấp sự đảm bảo pháp chế mạnh mẽ cho quản lý Đất nước theo pháp luật, xây dựng Quốc gia pháp quyền và thực hiện sự ổn định lâu dài của Đất nước."
1 2 |