Theo tập tục truyền thống của địa phương, các món như thịt gà, thịt vịt, cá và các loại thịt là những món không thể thiếu được trong mâm cỗ 30 tết, còn các món rau xanh thì tượng trưng cho trường thọ, ăn giá đậu nành tượng trưng cho tốt lành.
Tại Trung Quốc, khu vực miền Đông Bắc là một trong những khu vực được coi là có bầu không khí đón mừng tết nồng hậu nhất. Tại đây ngoài Phong Bao mừng tuổi ra, còn có rất nhiều tập tục truyền thống khác. Chị Hình Lệ Quyên ở thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm Trung Quốc nói với phóng viên rằng, chị đã chuẩn bị đón tết ngay từ cách đây 1 tháng.
"Để đón mừng tết, mọi người đều dán câu đối đỏ, chữ phúc và dán tranh cắt giấy lên cửa sổ, trong nhà được trang trí hết sức đầm ấm. Bên cạnh đó, nhà nào nhà nấy đều treo đèn lồng, có thể nhìn thấy từ xa, hiện nay toàn là nhà lầu, đèn lồng rực rỡ ánh trời, đâu đâu cũng chứa chan bầu không khí đón mừng tết cổ truyền."
Chị Quyên còn cho biết, ba người trong gia đình chị vừa cúng Tổ xong, rồi lên đường đi thành phố Trường Xuân cách xa hơn 100 ki-lô-mét để đoàn tụ với thân nhân, đến lúc đón giao thừa, cả gia đình chị sẽ quây quần bên nhau ăn Sủi Cảo.
Thực ra, người dân ở các vùng khác nhau đều đón mừng tết cổ truyền theo phong tục và tập quán khác nhau. Thí dụ như tại tỉnh Hồ Nam miền Trung Trung Quốc, sau bữa cơm tối đoàn tụ, các gia đình đều ngồi trước TV thưởng thức chương trình đón xuân đặc biệt; tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây thuộc khu vực miền Tây Nam Trung Quốc, đồng bào dân tộc Choang sẽ đốt cháy đống lửa hồng hực trong bếp thâu đêm, được gọi là "Lửa Nghênh Tân"; tại Tây An tỉnh Thiểm Tây, người ta có tập quán đi đón nghe tiếng chuông dưới gác chuông ở trung tâm thành phố, để cầu mong những điều tốt lành trong năm mới. 1 2 |