Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Dự thảo Luật sở hữu tài sản " Trung Quốc được trình lên Quốc hội xem xét
   2007-03-08 17:37:47    cri

Nghe Online

 

Ngày 8 , "Dự thảo Luật quyền sở hữu Tài sản" Trung Quốc rất được mọi người quan tâm đã chính thức trình lên Quốc hội—Cơ quan quyền lực tối cao nhà nước Trung Quốc xem xét. Trước đó, dự thảo bộ luật này đã từng 7 lần được Ủy ban thường vụ quốc hội—Cơ quan thường trực của Quốc hội xem xét, số lần xem xét nhiều đến mức từ trước đến nay chưa từng có trên lịch sử lập pháp Trung Quốc. Dự thảo bộ luật này đã kiên trì lấy chế độ kinh tế cơ bản của Trung Quốc làm nguyên tắc, xác định rõ quy định phải bảo hộ bình đẳng quyền sở hữu tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân.

Quyền Sở hữu Tài sản là quyền lợi của người có quyền chi phối trực tiếp cũng như loại trừ sự can thiệp của người khác đối với tài sản nhất định theo pháp luật. "Luật Sở hữu tài sản " là Bộ luật cơ bản dân sự quy phạm mối quan hệ về tài sản, cũng là bộ phận quan trọng trong Bộ luật dân sự. Ngày 8, khi giải thích về dự thảo bộ luật này, phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Vương Triệu Quốc đã trình bày trước gần 3000 đại biểu Quốc hội rằng: Đây là "Bộ luật quan trọng đóng vai trò giá đỡ không thể thiếu được trong hệ thống pháp luật mang màu sắc Trung Quốc."

Được biết, công tác khởi thảo bộ "Luật Sở hữu tài sản" bắt đầu từ năm 1993, sau 9 năm mới được đưa vào trình tự lập pháp, sau đó đã trải qua nhiều lần xem xét, và từng công bố toàn bộ nội dung trước xã hội, đã trưng cầu hơn 10 nghìn ý kiến của các phía.

Phó chủ tịch Vương Triệu Quốc nói, nguyên tắc lập pháp cho "Dự thảo Sở hữu tài sản" Trung Quốc có bốn mặt sau đây:

"Xuất phát từ tình hình trong nước Trung Quốc, thể hiện và kiên trì chế độ kinh tế cơ bản một cách toàn diện và chính xác; Dựa theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật, thi hành nguyên tắc bảo hộ bình đẳng đối với quyền sở hữu tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, trong khi đó, tăng cường việc bảo hộ tài sản nhà nước nhằm vào tình trạng tài sản nhà nước bị thất thoát; Thể hiện một cách toàn diện và chính xác chính sách cơ bản của nông thôn trong giai đoạn hiện nay, giữ gìn quyền lợi của đông đảo bà con nông dân; Nhằm vào những vấn đề bức xúc cần phải quy phạm trong đời sống hiện thực, điều hoà thống nhất mối quan hệ của lợi ích các loại, xúc tiến sự hài hòa của xã hội. "

Là một quốc gia lấy chế độ công hữu làm thể chế kinh tế làm chính, Trung Quốc sẽ tiến hành bảo hộ bình đẳng như thế nào đối với quyền sở hữu tài sản nhà nước và cá nhân? Trên thực tế, "Luật Sở hữu Tài sản" là bộ luật Dân sự, một nguyên tắc quan trọng trong luật Dân sự là thi hành bảo hộ bình đẳng quyền lợi của phía được hưởng quyền lợi. Ông Vương Triệu Quốc bày tỏ rằng:

"Dưới tiền đề xác định sự quy thuộc về tài sản theo pháp luật, là chủ thể của phía được hưởng quyền lợi tài sản, bất kể là nhà nước, tập thể hay cá nhân, đều phải có sự bảo hộ bình đẳng đối với quyền tài sản của họ. Bảo hộ bình đẳng không có nghĩa là địa vị và vai trò của các nền kinh tế theo chế độ khác nhau đều như nhau trong nền kinh tế quốc dân. Các ngành và lĩnh vực quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và động mạch kinh tế quốc dân, cần phải đảm bảo sức kiểm soát của nền kinh tế quốc dân, mà những thứ đó là theo quy định của Luật Kinh tế và Luật Hành Chính".

1 2