Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  lăng Hoàng Đế, nghe những huyền thoại về hai vị thủ lĩnh bộ tộc xã hội nguyên thủy
   2009-07-16 15:27:52    cri

Nghe Online

 

Người Trung Quốc vẫn thường xưng hô mình là con cháu Viêm Hoàng. Viêm Hoàng ở đây là chỉ Viêm Đế và Hoàng Đế, là hai vị thủ lĩnh bộ tộc thời kỳ xã hội nguyên thủy.

Hoàng Đế nguyên tên Hiên Viên, là một thủ lĩnh bộ lạc sớm nhất được ghi trong truyền thuyết cổ Trung Quốc, phạm vi hoạt động của bộ lạc này tại các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải và Thiểm Tây miền tây bắc Trung Quốc hiện nay, đây là vùng cao nguyên đất vàng, nên Hiên Viên cũng có nghĩa là "Hoàng Đế". Bộ tộc họ Cơ do Hoàng Đế lãnh đạo và bộ tộc họ Khương do Viêm Đế lãnh đạo thông hôn với nhau, sau đó một chi của bộ lạc hậu duệ tiến vào miền nam Sơn Tây, thiết lập nên triều nhà Hạ, một vương triều đầu tiên của Trung Quốc. Do đó, người Trung Quốc mới tôn xưng Hoàng Đế và Viêm Đế là thủy tổ của dân tộc Trung Hoa.

Tương truyền Hoàng Đế thọ 118 tuổi, trong thời gian ông tuần du tại Hà Nam, một hôm giữa ngày trời nắng bỗng nổi trận sấm rền chớp giật, rồi thấy một con rồng vàng từ trên trời bay xuống nói với Hoàng Đế rằng: "Nay ông đã hoàn thành sứ mệnh, xin mời ông theo tôi trở về trời". Hoàng Đế biết khó trái mệnh đành ngồi lên lưng rồng bay đi. Khi rồng bay qua vùng Kiều Sơn Thiểm Tây, Hoàng Đế yêu cầu hạ xuống để mình cáo biệt với dân chúng. Nhân dân được tin đều từ các nơi kéo đến khóc lóc thảm thiết, rồng vàng thúc dục mãi Hoàng Đế mới chịu ngồi lên lưng rồng, trong lúc mọi người túm tụm vây quanh cố giữ Hoàng Đế thì rồng vàng đã bay vút lên. Hoàng Đế đi rồi để lại mũ áo, dân chúng bèn đem chôn cất tại Kiều Sơn rồi đắp mộ xây lăng. Đây chính là gốc tích Lăng Hoàng Đế trong truyền thuyết.

Khu lăng Hoàng Đế hiện nay là được xây mở rộng vào năm 1992, toàn khu lăng rộng 4 km vuông nằm gọn giữa non nước, cây cối xanh tươi. Khu lăng từ nam lên bắc gồm: Sân trước miếu Hoàng Đế, Miếu Hoàng Đế, Quảng trường cúng tế và Lăng Hoàng Đế Kiều Sơn. Sân trước miếu có khí thế hùng vĩ, quảng trường trước cửa rộng 10 nghìn mét vuông, được lát bằng 5000 viên đá cuội khổ lớn, sau khi bước vào trong miếu, vật bắt mắt trước tiên là một cây bách cổ cao chọc trời. Người hướng dẫn du lịch giới thiệu rằng;

"Tương truyền cây bách này do vua Hiên Viên trồng, đến nay đã có hơn 5000 năm lịch sử, người địa phương có một câu ví về thân cây này to bằng 7 ôm 8 trưởng rưỡi, tức 7 người ôm và 8 bàn tay rưỡi."

Đi tiếp vào trong là tới đình Thành Tâm, các quan viên tế lễ đến đây phải sửa sang lại mũ áo, sau đó mới vào đại điện cúng tế, qua đình Thành Tâm thì tới Đình Bia. Đây là một phiến đá đen to trên in hai dấu chân. Người hướng dẫn du lịch nói:

"Đây là dấu chân của Hoàng Đế trong truyền thuyết, dấu chân được phát hiện ở ba nơi, một ở Sơn Đông, một ở Hà Nam, còn một ở chỗ chúng tôi đây, dấu chân này dài 62 cm, sâu 2mm".

1 2