Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Phong cảnh thiên nhiên và phong tục tập quán Quảng Tây
   2008-12-25 12:51:49    CRIonline

Chị Liêu Quang Linh là một thính giả đến từ Mỹ, trước đây chưa từng đến Quảng Tây, chỉ hiểu biết về Quảng Tây thông qua đài phát thanh và trên sách vở. Chị nói, đến du lịch tham quan tại Quảng Tây lần này, dù là phong cảnh thiên nhiên, hay phong tục tập quán dân tộc cũng đều khiến chị mở mang thêm tầm mắt, nó còn đẹp hơn nhiều so với sự miêu tả trên đài phát thanh và trong sách vở. Chị nói: "Đến quảng Tây lần này, tôi thấy phong cảnh non nước Quảng Tây đâu đâu cũng đẹp, trái núi nhỏ tua tủa như măng mọc, dòng nước trong xanh thấu đáy. Cảm thụ sâu sắc nhất của tôi là người dân tộc Choang nhiệt tình hiếu khách và hát hay múa giỏi , chúng tôi đến đâu cũng thấy các thiếu nữ dân tộc Choang ăn vận bộ váy áo tươi tắn của ngày hội, họ hát những bài hát hay nhất của dân tộc mình để chào đón chúng tôi".

Anh Mohamed Ali đến từ Ai Cập rất say sưa trước cảnh đẹp thiên nhiên của Quảng Tây. Nơi mà anh say mê nhất là khu phong cảnh núi Cổ Long của huyện Tịnh Tây, thành phố Bách Sắc Quảng Tây, trôi dạt trong lũng sông ở đây không những rất hứng thú, mà phong cảnh kỳ diệu và nham động hai bên bờ cũng thật thơ mộng. Anh nói: "Khi tôi trôi dạt trong núi Cổ Long, tôi cảm thất thật hưng phấn, chúng tôi chui qua mấy nham động có tạo hình rất kỳ lạ lung linh trên mặt nước trong xanh, ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hai bên bờ, vẻ đẹp mỹ miều ấy thật khiến tôi khó dùng lời lẽ để miêu tả, tôi mong rằng mọi người sau này đều có dịp được thưởng thức phong cảnh tươi đẹp của Quảng Tây".

Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây nối liền với đất liền Việt Nam, cách nhau một mặt biển. Đối với nhân dân Việt Nam mà nói, đến du lịch Quảng Tây không phải là việc khó. Anh Lê Gia Phong thính giả Việt Nam đã từng đến qua Quảng Tây, anh cảm thấy văn hóa hai nước có nguồn gốc tương đồng. Anh nói: "Trong bài hát Việt Nam-Trung Hoa có miêu tả rằng: Việt Nam-Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông, bên sông tắm cùng một dòng, tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây, sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng . . . Cho nên theo tôi, văn hóa giữa Quảng Tây và Việt Nam có nhiều nét rất tương đồng".

Những các lần trước đến Trung Quốc, anh Lê Gia Phong đều ở trong thành phố, còn lần này có dịp đến đích thân thể nghiệm phong tục tập quán dân tộc thiểu số địa phương, mà nhất là ca khúc dân tộc Choang đã để lại cho anh một ấn tượng sâu sắc. Anh nói: "Trước khi đến Quảng Tây lần này, tôi đã thông qua các tài liệu hữu quan hiểu biết đại khái về phong tục tập quán dân tộc của Quảng Tây, nhưng khi tôi đứng trên quê hương của dân tộc Choang, mới thực sự được thưởng thức hát đối của các thiếu nữ dân tộc Choang, ca khúc rất hay, tôi không những chăm chú lắng nghe, mà còn may mắn được hát đối với các thiếu nữ người Choang, giai điệu và phong cách tuy khác nhau, nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự nhiệt tình và thân thiết của các thiếu nữ người Choang".


1 2