Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Làng Trần Gia Câu, đất cội nguồn của Thái cực quyền ở tỉnh Hà Nam Trung Quốc
   2008-12-18 16:20:18    cri

Nghe Online

Thái cực quyền được bắt nguồn từ Trung Quốc và là một môn võ thuật rất tinh túy của Trung Quốc, động tác của nó tuy mềm mại mà cứng rắn, là một kỹ năng vừa có thể phòng thân, lại vừa có thể phòng trị bệnh tật và tăng cường thể chất. Thôn Trần Gia Câu-miền đất cội nguồn của Thái cực quyền Trung Quốc này nằm trên đèo Thanh Phong, huyện Ôn tỉnh Hà Nam miền trung Trung Quốc. Thôn này không lớn lắm, từ Trịnh Châu đáp tàu hỏa hoặc ô tô đến Tiêu Tác, sau đó đáp xe khách thì đến. Dòng sông Hoàng Hà chảy qua phía nam thôn, trong thôn có 600 hộ nằm rải rác trong khe đồi, hơn 2500 nhân khẩu đều sống cuộc đời đồng quê sớm đi tối về.

Dưới ánh nắng chiều tà, người tập quyền nhịp nhàng trên sân thượng, tiếng khí giới chạm vào nhau chan chát. Trần Gia Câu tuy nhỏ, nhưng là một nơi rồng nằm hổ phục. Bắt đầu từ thời cuối triều nhà Minh đầu nhà Thanh, ông tổ Trần Thị đời thứ 9 Trần Vương Đình sáng lập Thái cực quyền đến nay, Trần Gia Câu đời đời tương truyền, và đã sản sinh khá nhiều người nổi tiếng.

Trong Quyền Phổ Đường nơi đầu thôn Trần Gia Câu có thờ phụng tượng Trần Vương Đình người đã sáng lập ra Thái cực quyền, cũng như các bậc võ sư đã có đóng góp cho việc phát triển quyền thuật Trung Quốc. Trên bệ tượng võ sư Trần Vương Đình có đề hai hàng chữ: Đại đạo nhất nguyên tập chư gia đại thành. Thái cực lưỡng nghi tạo quyền thuật chân đế. Người hướng dẫn du lịch ở đây giới thiệu rằng:

"Nó đích thực đã giải thích về danh từ Thái cực quyền, Đại đạo nhất nguyên và Thái cực lưỡng nghi được chia làm âm và dương, Thái cực quyền là tinh túy của văn hóa đại chúng vùng núi, lại có đạo giáo và kinh lạc Trung y v v, kết hợp lại với nhau hình thành một loại võ công".

Trên tường Quyền Phổ Đường có hai bức tranh vẽ khổ rộng rất bắt mắt, hai bên là hình hai võ sư với nét mặt khác nhau, một người hung hăng giận dữ, còn một người thì khoan thai hiền lành, có rất nhiều đôi bàn tay chắc nịch từ thân hai người vươn ra. Người hướng dẫn du lịch giải thích rằng:

1 2