Nghe Online
Trận động đất mạnh xảy ra ở Huyện Văn Xuyên tỉnh Tứ Xuyên TQ ngày 12 tháng 5, đã gây thiệt hại tương đối lớn đối với một số khu phong cảnh ở địa phương, trong đó bao gồm công trình thủy lợi Đô Giang Yển nổi tiếng. Nhưng do ban đầu khi thiết kế công trình thủy lợi đã có hơn 2000 năm lịch sử này, đã suy xét đầy đủ tới nhân tố động đất, nên trận động đất này mới không gây ảnh hưởng lớn đối với Ngư Chủy, Phi Sa Yển và Bảo Bình Khẩu, những cơ sở quan trọng của công trình thủy lợi Đô Giang Yển.
Đô Giang Yển nằm ở khu vực phía tây thành thành phố Đô Giang Yển tỉnh Tứ Xuyên, trên dòng Mân Giang phía tây đồng bằng Thành Đô, là một công trình thủy lợi đồ sộ hùng vĩ được giữ lại duy nhất và có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới hiện nay. chị hướng viên du lịch người địa phương nói, Đô Giang Yển sở dĩ nổi tiếng là bởi lẽ nó không cần phải đắp đê để dẫn nước.
"Đây là một công trình thủy lợi loại hình sinh thái, dẫn nước không cần đắp đê duy nhất trên thế giới hiện nay, Chữ "Đô" ở đây là đại diên cho đất Thành Đô này là đô thành của nước Thục, "Giang" là chỉ dòng sông Mân Giang, còn chữ Yển là chỉ dẫn nước không cần đê điều".
Cả công trình Đô Giang Yển được chia làm ba phần, gồm đập phân nước Ngư Chủy, cống thoát lũ Phi Sa Yển và cửa dẫn nước Bảo Bình Khẩu. Đứng trên lầu Tần Yển bên bờ sông Mân nhìn xuống, ta sẽ thấy một hòn đảo nhỏ hẹp mà dài, nằm giữa dòng sông sóng nước dạt dào, trông chẳng khác nào một con cá khổng lồ đang nằm giữa lòng sông, đây chính là công trình thủy lợi Đô Giang Yển được đắp bằng đất và sỏi cát. Đô Giang Yển là một công trình thủy lợi loại hình sinh thái, chỉ dựa vào dùng đất và sỏi cát để chia nước sông Mân, hoàn toàn không có dấu vết nhân tạo. Đây cũng chính là nguyên nhân mà Đô Giang Yển được gọi là Vô Đập. Từ trên lầu Tần Yển đi xuống, du khách trước tiên sẽ đến cửa ải đầu tiên của Đô Giang Yển. Chị hướng viên giới thiệu rằng:
"Chúng ta hiện đang đứng trên lưng cá, đằng trước nơi có hình dạng như miệng cá sấu kia gọi là Ngư Chủy. Nó được xây trên đường vòng hình chữ S của sông Mân chảy ra cửa núi, bên trái phía trước mặt chính là đường vòng".
1 2 |