Thủ đô Bangkok của Vương quốc Thái Lan nằm trên bờ phía Đông sông Maenam, phía Nam giáp vịnh Thái Lan, là trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, giáo dục và là thành phố lớn nhất Thái Lan.
Cách đây hơn 200 năm, Bangkok còn là một trung tâm thương mại và một cảng biển nhỏ. Năm 1767, cố đô Đại Thành bị quân đội Mi-an-ma tấn công và phá hủy hoàn toàn. Năm 1782, Triều đình Bangkok Thái Lan Ramal- 1 đã rời đô đến Thonburi phía Tây sông Maenam. Song song với kinh tế Thái Lan phát triển, khu phố bắt đầu mở rộng sang phía Đông và phía Bắc. Bước sang thời kỳ Chulalongkorn thứ 5 thập niên giữa và sau thế kỷ 19, cụm cung điện của nhà vua bắt đầu xây dựng tại phía Bắc Bangkok; các đời vua thế hệ sau của Thái Lan tiếp tục xây dựng cung điện mới tại phía Bắc thành phố, đồng thời dần dần hình thành trung tâm kinh tế ở phía Đông sông Maenam, chính đó là vị trí của Bangkok hiện nay, ngày nay phía Tây Bangkok đã trở thành khu phố cổ.
Tên gọi Bangkok được bắt nguồn từ sông Maenam ngoằn ngoèo uốn khúc chảy qua thành phố từ Bắc xuống Nam, dòng sông này chẳng khác gì sông Saine xuyên qua thành phố Pa-ri, và sông Thames xuyên qua thành phố Luân-đôn. Từ xưa đến nay, biết bao bài thơ cổ điển của Thái Lan đã đến từ linh cảm của các nhà thơ khi ngồi thuyền đi qua sông Maenam, chính vì thế mãi cho đến nay, sông Maenam vẫn là cội nguồn lãng mạn của người dân Bangkok.
Sông Maenam là dòng sông mẹ của người Bangkok, được bắt nguồn từ sông băng trên cao nguyên Thanh Tạng Trung Quốc cách xa muôn núi nghìn sông. Sông băng hòa tan đã hội tụ thành 4 dòng sông lớn ở miền Bắc Thái Lan, rồi đổ dồn về sông Maenam ở miền Trung nước này. Sông Maenam cả thảy dài 1352 ki-lô-mét, mặt sông rộng nhất có chỗ lên tới 800 mét, diện tích lưu vực rộng 150 nghìn ki-lô-mét vuông, chiếm 1/3 diện tích Thái Lan, là nguồn nước quan trọng tưới tiêu cho nông nghiệp Thái Lan.
Địa thế Bangkok thấp trũng, sông ngòi chằng chịt, cộng thêm việc không ngừng mở kênh đào, đến thế kỷ 19, Bangkok đã trở thành đô thị trên nước. Tàu thuyền qua lại trên sông như mắc cửi, công việc chuyên chở hàng hóa hết sức bận rộn, ngoài ra còn có chợ phiên trên nước, vì vậy Bangkok cũng được tôn vinh là " Venice Phương Đông ", song song với đường bộ và công thương nghiệp hiện đại phát triển, các dòng sông đã dần dần mất vai trò của đường giao thông quan trọng. Bắt đầu từ năm 1969, phần lớn sông ngòi đã bị vùi lấp, trở thành đường ô-tô người xe qua lại tấp nập. Hiện nay còn có hơn 10 dòng sông ngoằn ngoèo uốn khúc chảy qua khu phố.
1 2 |