Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chùa Đại Chiêu, một thánh địa phật giáo của khu tự trị Nội Mông
   2008-06-05 18:03:30    cri

Nghe Online

 

Khu tự trị Nội Mông ở biên thùy miền bắc Trung Quốc, có thảo nguyên tươi đẹp và phong tục tập quán dân tộc thiểu số rất độc đáo, đồng thời đây cũng là khu vực có nhiều tôn giáo cùng tồn tại.

Chùa Đại Chiêu nằm trong khu thành cũ của thành phố Hu Hơ Hớt, thủ phủ khu tự trị Nội Mông, trong tiếng Mông Cổ gọi là "Y Khơ Chiêu" tức "Chùa Lớn". Chùa Đại Chiêu được xây dựng vào thời nhà Minh năm 1580. Do trong Đại Điện có cung thờ một pho tượng phật Thích Ca Mâu Ni đúc bằng bạc, nên người ta còn gọi nó là Chùa Ngân Phật. Trong chùa Đại Chiêu còn cất giữ khá nhiều văn vật, đây là một kho tư liệu quý báu đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa tôn giáo của dân tộc Mông Cổ.

Bố trí mặt bằng của chùa được áp dụng theo phương thức chùa chiền của dân tộc Hán, rộng hơn 30 nghìn mét vuông, trong đó diện tích kiến trúc hơn 8000 mét vuông, những kiến trúc chủ yếu có Sơn Môn, Điện Thiên Vương, Điện Bồ Đề, Lầu Cửu Gian, Kinh Đường, Điện Phật v v, do Kinh Đường và Điện Phật nối liền với nhau, nên được gọi chung là Đại Điện, Đây là một ngôi chùa Lạt Ma duy nhất kết hợp giữa phong cách Hán Tạng, bên trong có Tiền Điện, Kinh Đường và Điện Phật, ở chính giữa Điện Phật là một pho tượng phật bằng bạc cao hơn 2 mét. Do đó, chùa Đại Chiêu còn được gọi là chùa Ngân Phật, phía trước tượng phật là một cột trụ lớn có một con phi long vấn quanh đang bay lên, còn hai bên tượng phật là tượng đồng của Chông Ha Pa và tượng Đạt Lai đời thứ ba và thứ tư. Ngoài ra, trong chùa Đại Chiêu còn có khá nhiều văn vật tôn giáo, mà nổi tiếng nhất là Ngân Phật, Khắc Rồng và Bích Họa, được gọi là "Tam Tuyệt" của chùa Đại Chiêu.

Khi nói về địa vị quan trọng của chùa Đại Chiêu trong ngành du lịch khu tự trị Nội Mông, ông Bu ren Bat giáo sư Trung tâm nghiên cứu Mông Cổ học của Trường Đại học Nội Mông giới thiệu rằng:

"Khi nhìn thấy hàng nghìn hàng vạn cư dân thành phố tham gia vào các hoạt động phật giáo và trảy hội chùa muôn màu muôn vẻ như múa Ương ca, ca múa Mông Cổ v v, đã khiến tôi cảm nhận được bầu không khí hòa bình tốt lành, chùa Đại Chiêu đã đóng vai trò không thể coi nhẹ trong việc tuyên truyền và kế thừa văn hóa tôn giáo dân gian dân tộc, nó là một điểm sáng thúc đẩy Nội Mông phát triển ngành du lịch ".

1 2