Dares Salaam là Thủ đô của Tan-da-ni-a trước đây, hiện nay vẫn là thành phố lớn nhất của Tan-da-ni-a, dân số khoảng 4 triệu người, được tôn vinh là Thủ đô kinh tế của Tan-da-ni-a. Dares Salaam là nhóm từ ghép bằng tiếng Bantu và tiếng A-rập Châu Phi, có nghĩa là "vùng đất hòa bình".
Dares Salaam vốn là một làng trại đánh cá, được xây dựng thành phố vào năm 1862, mặc dù lịch sử của thành phố này chưa lâu lắm, song Dares Salaam cũng có lịch sử và văn hóa độc đáo riêng, là một trong những thành phố mang tính tiêu biểu về văn hóa Swahili qua hội nhập văn hóa Bantu ven biển Ấn Độ Dương miền Đông Châu Phi với nền văn hóa của A-rập, Ấn Độ và Pa-ki-xtan.
Trong nội thành Dares Salaam có rất nhiều kiến trúc mang tính lịch sử: Thí dụ như đài kỷ niệm Ascari tưởng nhớ các tướng lĩnh và chiến sĩ tử trận trong chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Vườn thực vật nhiệt đới Đông Phi mi-ni, Viện bảo tàng Quốc gia trưng bày hóa thạch dấu chân loài người cổ xưa nhất cách đây 3,6 triệu năm kể từ khi có thể đi bằng hai chân đến nay, Lầu Quốc hội cổ xưa, Phủ Thống đốc Anh ngày xưa tức Phủ Tổng thống hiện nay v.v.
Tại Dares Salaam còn xây dựng rất nhiều "Viện bảo tàng thôn quê" với phong cách kiến trúc khác nhau của các bộ tộc Tan-da-ni-a, trong đó có trưng bày nhà lều lợp rơm mang đậm phong cách Tan-da-ni-a được tạo dựng bằng thân cây, cành cây, lá cỏ và đất bùn.
Sở dĩ Dares Salaam mang tên là "vùng đất hòa bình" là vì nơi đây có cảng biển thiên nhiên rất tốt, trong cảng gió sóng yên lặng, từ xưa đã là một trong những cảng biển nổi tiếng ven bờ Đông Phi, là cảng biển lớn thứ ba của Đông Phi đứng sau cảng Durban Nam Phi và cảng Mombasa Kê-ni-a.
Phong cách kiến trúc của Dares Salaam là sự kết hợp tổng thể giữa phong cách Bantu của châu Lục Châu Phi với văn hóa của thực dân Đức và thực dân Anh cũng như kết hợp với tinh thần độc lập dân tộc và văn hóa Swahili, ví dụ như có cả nhà cao rộng rãi sáng sủa của lục địa Châu Âu, sân nhà có hành lang xung quanh kiểu Trung Đông, cửa ra vào và cửa kính hình chớp trên có tượng khắc, tượng vẽ kết hợp phong cách Ấn Độ và Pa-ki-xtan.
1 2 |