Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Tiểu Bắc Kinh" ở bên ngoài Trường Thành
   2008-05-08 17:18:37    cri

Nghe Online

 

Bắc Kinh thủ đô TQ có các di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng như Trường Thành, Cố Cung v v. Nhưng bạn có biết chăng ở Khu tự trị Nội Mông ở miền tây bắc TQ, xa cách Bắc Kinh hàng nghìn km cũng có một nơi được gọi là Tiểu Bắc Kinh ở bên ngoài Trường Thành.

Pa Din Hớt của Khu tự trị Nội Mông trong lịch sử được gọi là Tiểu Bắc Kinh ở bên ngoài Trường Thành. Pa Din Hớt trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là thị trấn giàu có, nó là một thị trấn nằm ở nơi cực tây của Khu tự trị Nội Mông. A La San có diện tích rất rộng, nhưng phần lớn là sa mạc và bãi Gô Bi, mà Pa Din Hớt là một ốc đảo giữa hoang mạc bao la này, mặc dù nó là một thị trấn không lớn lắm, nhưng đích thực là rất cổ xưa.

Chúng ta hãy đi ngược dòng thời gian vào hơn 280 năm trước, bấy giờ thủ lĩnh cư trú ở tỉnh Thanh Hải miền tây bắc TQ đã dẫn đầu bộ tộc nổi loạn, Thân Vương bộ lạc dân tộc Mông Cổ của Nội Mông được cử đi dẹp loạn, lập nên công trạng to lớn, nên chính quyền lúc bấy giờ quyết định xây một thị trấn để tặng ông, đó chính là Pa Din Hớt hiện nay.

Sau khi Pa Din Hớt được xây dựng xong, có khá nhiều quý tộc kéo nhau đến đây, dần dần mới hình thành một thị tộc cung đình to lớn. Họ xây dựng nên chùa viện Vương Công, mà kết cấu và khí thế của nó đều mô phỏng theo hình thức nội cung thành Bắc Kinh, còn nhà cửa của dân thường phần lớn đều là tứ hợp viện, rất giống kiến trúc trong nội thành Bắc Kinh, nên nó mới được gọi là Tiểu Bắc Kinh bên ngoài Trường thành. Ông Vương Kiến Bình người phụ trách ban xây dựng thành thị của huyện A La San Chô thuộc Pa Din Hớt giới thiệu rằng:

"Tại sao Pa Din Hớt được gọi là Tiểu Bắc Kinh bên ngoài Trường Thành? Đây là vì nó trực thuộc trung ương, phong cách xây dựng, quy cách thành thị và việc xây dựng thành thị của nó đều được mô phỏng theo phong cách xây dựng của Bắc Kinh".

Bố cục của Pa Din Hớt lúc bấy giờ được xếp theo hình chữ "Chủ" trong chữ Hán. Chủ ở đây là chỉ chủ nhân, dấu chấm trên chữ chủ là phủ Thân Vương, đây có hàm ý chỉ Vương là chủ nhân của nơi này, có ba dòng suối trong xanh chạy từ đông sang tây đi ngang qua trước cửa Vương Phủ. Ba dòng suối này chính là ba gạch ngang của chữ " Chủ". Một đường cái quan từ cổng Vương Phủ vươn về phía nam chính là gạch dọc của chữ "Chủ". Đây cũng là một đặc điển lớn nữa của Tiểu Bắc Kinh bên ngoài Trường Thành.

1 2