Chúng ta có thể tìm hiểu lịch sử qua những tấm bia này, và cũng có thể qua đó thưởng thức về nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc, có khá nhiều tấm bia ở đây là do bàn tay của các nhà thư pháp nổi tiếng thời cổ Trung Quốc viết, nó luôn luôn được coi là mẫu mực để học tập thư pháp Trung Quốc. Bà Cảnh Huệ Linh giáo sư trường đại học khoa học kỹ thuật Triều Dương tỉnh Đài Loan rất có hứng thú đối với những tấm bia này.
"Tuy rừng bia Tây An chỉ có 920 năm lịch sử, nhưng nó đã chứa đựng nền văn hóa 5000 năm của dân tộc Trung Hoa. Thư pháp là một loại hình nghệ thuật rất đặc biệt trong nền văn hóa Trung Quốc, vẻ đẹp nghệ thuật và những sự thực được ghi chép lại đều được thể hiện trên bia đá".
Trong rừng bia có một tấm "Thánh giáo tự bia" rất bắt mắt. Những người hiểu biết về thư pháp Trung Quốc khi nhìn thấy tấm văn bia này, thì sẽ hiểu ngay đây là bút tích của Vương Hi Chi nhà thư pháp nổi tiếng thời cổ Trung Quốc, nhưng nội dung văn chương lại do một cao tăng tên là Huyền Trang viết sau khi Vương Hi Chi đã mất được 200 năm. Kỳ thực thì sách này không phải do Vương Hi Chi viết, nội dung văn chương đều do một cao tăng phỏng khắc theo lối chữ trong các tác phẩm truyền thế của Vương Hi Chi.
Rừng bia Tây An rất đậm đà màu sắc Trung Quốc, nó được tuyển lựa đưa vào danh sách một trong 50 nơi du ngoạn lý tưởng cho du khách nước ngoài khi đến du lịch tại Trung Quốc, mỗi ngày du khách đến đây đều nườm nượp không ngớt.
Hiện nay, viện bảo tàng rừng bia Tây An đang chuẩn bị đầu tư 300 triệu đồng nhân dân tệ vào việc tu bổ, khiến mặt bằng triển lãm tăng lên gấp đôi hiện nay. Ông Cường Dược người phụ trách viện bảo tàng này nói:
"Chúng tôi còn đang thí điểm đem một số bia đá thiết kế thành hoạt họa, dùng kỹ thuật truyền tin truyền vào điện thoại di động, người sử dụng chỉ cần mở điện thoại di động là có thể nhìn thấy màn chữ, hoạt hình, hình tượng và phù hiệu giới thiệu về bia đá, thậm trí ngay đến hàng nào, chữ nào trên bia đá cách viết ra sao, khiến hàm ý văn hóa càng tiếp cận với đông đảo du khách." 1 2 |