Nghe Online
Bia đá chiếm địa vị rất quan trọng trong nền văn hóa thời cổ Trung Quốc. Thời cổ đại, người Trung Quốc thường hay khắc chữ trên đá để làm dấu hiệu hoặc vật kỷ niệm, có khi còn khắc văn cáo trên đá, và gọi chung những văn tự hoặc hình vẽ trên đá này là "Bia". Do đó, những bia đá cổ này đã trở thành thể tải quan trọng của văn tự, ghi lại sự biến thiên của lịch sử, đồng thời cũng thể hiện được nền nghệ thuật thư pháp thời cổ Trung Quốc.
Rừng bia đá Tây An là một nơi cất giữ bia đá thời cổ, hiện nay nó đã trở thành một viện bảo tàng chuyên môn cất giữ, trưng bày bia đá thời cổ Trung Quốc, và được gọi là một kho tàng sách đá. Ông Triệu Lực Quang giám đốc viện bảo tàng này giới thiệu rằng, đoạn lịch sử tàng trữ bia đá Tây An có thể đi ngược dòng thời gian vào năm 1087 công nguyên, tính đến nay đã có hơn 900 năm lịch sử.
"Vào năm thứ hai Nguyên Tả thời Bắc Tống, tức năm 1087 công nguyên, dưới sự chủ trì của Lã Đại Trung, lúc bấy giờ nhậm chức đại sứ Táo Vận, người ta đã đem một số bia đá nổi tiếng đến cất giữ tại di chỉ rừng bia hiện nay, điều này đã đặt cơ sở cho rừng bia sau này. Về sau trải qua sự thu gom và xây mở rộng của các triều đại Kim, Nguyên, Minh, Thanh, mới dần dần hình thành quy mô rừng bia đá đồ sộ này".
Rừng bia Tây An hiện cất giữ gần 4000 tấm bia đá, đều được khắc từ các triều đại vào hơn 2000 năm trước. Ông Yama môtô Kenji giáo sư trường đại học Hannan Vniversity Nhật rất có hứng thú đối với những tấm bia đá này.
"Những tấm bia được cất giữ trong rừng bia Tây An này đều là những văn vật lịch sử vô cùng quý hiếm, có rất nhiều bia đá của các triều đại được cất giữ tại đây, có thể nói đây là một tư liệu quý hiếm rất có giá trị đối với các nhân viên nghiên cứu thuộc các lĩnh vực".
Tại đây, chúng ta sẽ còn nhìn thấy mấy tấm bia cổ trên khắc văn tự nước ngoài, trong có tấm bia Đại Tần Cảnh Giáo nổi tiếng trên thế giới. "Đại Tần" là cách xưng hô của thời cổ Trung Quốc đối với đế quốc Đông La Mã, còn "Cảnh Giáo" là thuộc một chi của Cơ Đốc giáo, tấm bia được khắc vào năm 781 công nguyên này đã ghi lại quá trình "Cảnh Giáo" lưu truyền tại Trung Quốc, trên bia còn khắc họ tên của 72 tăng lữ Cảnh Giáo bằng hai loại văn tự Si Ri cổ và Hán văn, phía trên còn có tiêu chí hình thập tự của Cơ Đốc giáo. Tấm văn bia này đã gây nên sự chú ý trên trường quốc tế, nó được coi là một tư liệu quý giá để nghiên cứu sự qua lại hữu nghị giữa châu Âu và Trung Á trong thời cổ Trung Quốc.
1 2 |