Alma-ata là thành phố du lịch cảnh quan độc đáo, nằm trên dải núi đồi miền Đông Nam Ca-dắc-xtan, ba mặt là núi, diện tích rộng 190 ki-lô-mét vuông, cao từ 700-900 mét so với mặt biển, nổi tiếng về sản xuất táo, trong tiếng Ca-dắc-xtan Alma-ata có nghĩa là thành phố của táo.
Alma-ata có lịch sử lâu đời, chính con đường tơ lụa thời xưa của Trung Quốc đã đi qua nơi đây. Thành phố Alma-ata bắt đầu xây dựng từ năm 1854, năm 1867 trở thành một trung tâm hành chính dưới sự đô hộ của Thổ Nhĩ Kỳ Xtan, năm 1918 xây dựng chính quyền Xô-viết, năm 1929 trở thành Thủ đô của Nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan, sau khi Liên Xô giải thể vào tháng 12 năm 1991, nơi đây đã trở thành Thủ đô của Nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan.
Do Alma-ata nằm trên vùng biên giới, địa bàn để mở rộng thành phố rất có hạn, năm 1994 Ca-dắc-xtan quyết định dời Thủ đô đi Akmola?Astana? ở miền Trung Bắc trước năm 2000. Tháng 9 năm 1995, Tổng thống A-na-ba-yép ban lệnh rời đô. Sau khi rời đô, vị thế trung tâm khoa học, văn hóa và kinh tế của Nhà nước sẽ không thay đổi, Alma-ata vẫn sẽ tiếp đón phần lớn nhà lãnh đạo các nước đến thăm trong thời gian khá dài, phần lớn hoạt đông quan trọng trong nước Ca-dắc-xtan vẫn sẽ tổ chức tại đây. Ngày 10 tháng 12 năm 1997 Akmola tức Astana đã thay thế Alma-ata trở thành Thủ đô của Ca-dắc-xtan .
Alma-ata đất đai phì nhiêu, ngoài sản xuất ngũ cốc ra , phần lớn khu vực đều trồng hoa quả, phía Nam thành phố Alma-ata đâu đâu cũng là vườn hoa quả, trong đó nhiều nhất là vườn táo, vì vậy, Alma-ata được tôn vinh là "Thành phố của táo".
1 2 |