Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đến hội quán Hồ Quảng thưởng thức kinh kịch
   2007-12-06 11:18:15    cri

Vòng qua giếng Tử Ngọ sang một sân đình khác, thì ngôi lầu tuồng kịch hiện ra trước mắt. Ngôi lầu này chia làm hai tầng, trông thật đồ sộ cổ kính, trên cơ bản còn giữ nguyên được bộ mặt kiến trúc và sân khấu nguyên thủy. Nguyên hội quán Hồ Quảng không có lầu tuồng kịch, mà chỉ có một sân khấu lộ thiên mà thôi, do miền bắc mùa đông khí hậu giá lạnh, không tiện cho việc diễn và xem ở ngoài trời, nên khi trùng tu hội quán vào năm 1830, người ta đã xây thêm ngôi lầu tuồng kịch này.

Lầu tuồng kịch là một tòa kiến trúc có kết cấu rất khéo léo, nó tuy không có loa phóng thanh, diễn viên hát trên sân khấu, mà âm thanh vẫn truyền khắp trong tòa lầu, cho mãi đến ngày nay, người ta vẫn chẳng cần lắp đặt loa phóng thanh, thính giả nghe giọng hát đều là kinh kịch nguyên chất nguyên vị. Các nhà kinh kịch nổi tiếng Trung Quốc như Đàm Hâm Bồi, Dư Thúc Nham, Mai Lan Phương đều từng trình diễn tại đây.

 

Hiện nay, lầu tuồng kịch ngày nào cũng có biểu diễn, mỗi năm chỉ trừ có đêm 30 tết ra, còn thì ngày nào cũng náo nhiệt, người nghe không chỉ có người trong nước, mà còn có cả người nước ngoài, ông Kenneth Arrow người Đan Mạch nói với chúng tôi rằng:

"Tôi đến lần này là lần thứ hai, rất có ý nghĩa, tôi ở Đan Mạch chưa từng nhìn thấy. Chúng tôi nghe tuy không hiểu lắm, nhưng cũng rõ được phần nào. Diễn xuất ở đây rất đặc biệt, kiến trúc cũng rất điển hình, khi người Đan Mạch chúng tôi nhìn thấy những nhà cửa ở đây, họ đều cho rằng đây là kiểu kiến trúc điển hình của Trung Quốc , là những thứ vốn có của Trung Quốc . Đây cũng chính là mục đích mà chúng tôi đã vượt 9000 km từ Đan Mạch đến Trung Quốc ".

Khi thưởng thức xong biểu diễn kinh kịch, du khách còn có thể đến xem viện bảo tàng kinh kịch, tìm hiểu về lịch sử phát triển của kinh kịch. Trong viện bảo tàng còn trưng bày khá nhiều đồ vật quý hiếm.


1 2