Nghe Online
Hội quán Hồ Quảng Bắc Kinh được xây dựng vào năm 1807, là nơi tụ họp của đồng hương Hồ Quảng tại Bắc Kinh vào thời nhà Thanh Trung Quốc . Hiện nay, viện bảo tàng tuồng kịch Bắc Kinh cũng được đặt tại đây.
Hội quán Hồ Quảng ban đầu rộng có 43000 mét vuông, là một trong những hội quán lớn nhất tại Bắc Kinh. Vậy tại sao lại gọi là hội quán Hồ Quảng? Hội quán trong quá khứ có tác dụng gì? Ông Hoắc Kiến Khánh giám đốc viện bảo tàng tuồng kịch Bắc Kinh giải thích rằng:
"Khi xây dựng hội quán Hồ Quảng, nó còn có liên quan tới tên gọi của tỉnh. Bấy giờ căn cứ theo chế độ khoa cử của triều nhà Thanh, có nhiều tú tài đến Bắc Kinh tham gia thi cử đều đến nghỉ tại đây, họ thi cử, hầu chỉ, nghe tuyên dụ và đợi xem bảng vàng. Do trước đây giao thông bất tiện, người dự thi phải trú tại Bắc Kinh, nên Bắc Kinh cũng do đó mà sản sinh khá nhiều hội quán. Bắc Kinh hiện có hơn 500 hội quán, mà phần lớn đều nằm ở quận Tuyên Võ phía nam thành phố. Tại sao Bắc Kinh lại có nhiều hội quán như vậy? Đây cũng là vì các tú tài nghèo thời bấy giờ vào kinh thi cử, họ được hội quán thu dung, khi thi đỗ thì họ không quên ơn này, liền bỏ tiền ra xây thêm một số hội quán tại Bắc Kinh ".
Đến thập niên 80 thế kỳ 20, được sự ủng hộ của chính quyền thành phố Bắc Kinh và chính quyền quận Tuyên Võ, hội quán Hồ Quảng đã bắt đầu xây dựng lại, Ông Hoắc Kiến Khánh nói, quy mô hiện nay tuy có phần thu hẹp lại, nhưng đã khôi phục lại rất nhiều kiến trúc trước đây, trong đó lầu tuồng kịch đã trở thành một trong mười kiến trúc kết cấu gỗ lớn nhất trên thế giới.
"Hội quán Hồ Quảng hiện rộng 3500 mét vuông, diện tích kiến trúc 2800 mét vuông. Hội quán hiện nay đã không dùng để ở như trước nữa, mà chủ yếu là lầu tuồng kịch, viện bảo tàng tuồng kịch và khu dịch vụ ăn uống. Lầu tuồng kịch trong hội quán Hồ Quảng hiện là một lầu tuồng kịch đối ngoại duy nhất trong số hội quán tại Bắc Kinh, cũng là một trong mười kịch trường kết cấu gỗ lớn nhất trên thế giới ".
Bước vào cổng hội quán, ánh nắng chan hòa khắp sân đình, giữa sân có một khẩu giếng, nghe nói lấy nước vào lúc 12 giờ đến 1 giờ sáng, và lúc 12 giờ đến 1 giờ trưa thì nước có vị ngọt, còn bình thường thì nước có vị đắng. Do đó, người ta mới gọi khẩu giếng này là giếng Tử Ngọ.
1 2 |