Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ngoạn cảnh hồ Nam Loan tỉnh Hà Nam
   2007-11-22 17:12:25    cri

Khu phong cảnh hồ Nam Loan nằm ở hướng tây nam cách thành phố Tín Dương 5 km, mặt hồ rộng 75 km vuông, gồm hồ Nam Loan và công viên rừng quốc gia Nam Loan. Toàn bộ khu cảnh lấy hồ Nam Loan làm trung tâm, với các phong cảnh rừng núi, đảo nhỏ là chính .

Hồ Nam Loan không những có tài nguyên rừng dồi dào, nhiều hòn đảo, vịnh cảng và môi trường sinh thái tốt đẹp, mà còn có nền văn hóa chè Tín dương đậm đà và văn hóa cá Nam Loan, đã thu hút được đông đảo du khách các nơi trong nước. Ông Lưu Bân phó phòng quản lý khu phong cảnh này giới thiệu rằng:

"Hồ Nam Loan là khu phong cảnh cấp 4 A, khu phong cảnh thủy lợi và công viên rừng quốc gia TQ, được mệnh danh là hồ đệ nhất Trung Nguyên, mặt hồ rộng 75 km vuông, gấp 12 lần Tây Hồ Hàng Châu, trong hồ có 61 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau như: Đảo chim , Đảo khỉ, Đảo nghỉ mát v v.".

Trước tiên chúng ta hãy đến với đảo chim, từ trên bờ đáp Ca nô đi khoảng 3-4 km thì sẽ tới một hòn đảo nhỏ cây cối sum sê, hòn đảo này được người địa phương gọi là núi Bát Quái, từ đảo này đi về hướng tây nam khoảng 5 km thì sẽ đến đảo chim. Theo người địa phương nói, đảo này trước kia gọi là đảo Cổng Chào. Vào thời kỳ cuối triều nhà Thanh, có một phụ nữ ho ̣Tào sinh được một người con trai, về sau người chồng chẳng may bị bệnh mất sớm, nàng không đi bước nữa, mà một mình tần tảo nuôi con, triều đình biết được việc này, bèn cho xây cổng chào trên đảo để tôn vinh nàng, nên người ta mới gọi đảo này là đảo Cổng Chào. Về sau, đảo này trở thành nơi cư trú của các loài chim, tên gọi đảo Cổng Chào đã dần dần được thay thế bằng Đảo Chim.

Trên đảo đâu đâu cũng là bóng dáng của chim, tiếng hót vang lừng, trên đảo mỗi năm đều có khoảng 100 nghìn con chim di trú đến sinh sôi nẩy nở tại đây. Nhưng điều khó hiểu là trong hồ có tới 61 hòn đảo, mà tại sao loài cò trắng lại chỉ đến sống trên đảo này? Thì ra là trên đảo này có thảm thực vật tương đối phong phú, nhất là cây dẻ gai, lá của nó tiết ra mùi thơm mà loài cò rất ưa thích, nên chúng tới tấp đua nhau đến đây làm tổ, đẻ trứng, nuôi con. Ngoài ra, nơi đây còn lắm ngã sông bãi lầy, rất thích hợp với loài cò bắt tôm bắt cá. Do có điều kiện thiên nhiên ưu việt như vậy, nên cứ bước vào tháng 3 đến tháng 11 hàng năm, là có khoảng 100 nghìn con cò đến cư trú tại đây.

1 2