Trong chùa Quảng Tôn có ngôi linh tháp thờ di hài của Đạt Lai đời thứ 6 Sang Dinh Cha Sua, nên trong con mắt của người địa phương thì đây là một nơi rất thiêng liêng. Ông Su Y La Thu phó tổng quản chùa Quảng Tôn giới thiệu rằng:
"Chùa Nam chúng tôi nằm ở khu vực phía tây Nội Mông, có tiếng tăm và địa vị tương đối cao, vì nó có mối quan hệ nhất định đối với Lạt Ma đời thứ 6 Sang Dinh Cha Sua, một vị lãnh tụ phật giáo truyền thống Tạng ".
Tương truyền, Lạt Ma đời thứ 6 Sang Dinh Cha Sua sau khi đi du lịch xong Tây Tạng và Ấn Độ v v. Năm 1716 về đến một gia đình dân chăn nuôi ở huyện A La San, rồi nhận đứa con trai của gia đình này làm đồ đệ đầu tiên của mình, sau đó truyền dạy cho anh ta phật pháp. Nhiều năm sau, Sang Dinh Cha Sua viên tịch tại A La San. Để kỷ niệm Sang Dinh Cha Sua, người đồ đệ này đã đưa thi thể ngài đến cung phụng trong linh tháp của chùa Quảng Tôn. Hiện nay, một số văn vật lịch sử quý hiếm như kinh thư, hồ sơ, cũng như một số đồ dùng của Sang Dinh Cha Sua còn được cất giữ trong chùa.
Những năm gần đây, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, lịch sử và văn hóa tôn giáo trong chùa Quảng Tôn được bảo tồn và phát triển càng tốt hơn, tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng địa phương cũng được tôn trọng đầy đủ, cơ quan chính quyền còn nâng đỡ các Lạt Ma cao tuổi trong chùa. Ông Cao Kiến Trung phó ban tôn giáo dân tộc huyện A La San nói:
"Chính quyền địa phương rất quan tâm bà con dân tộc và tôn giáo, đã trợ cấp sinh hoạt phí cho các Lạt Ma phật giáo truyền thống Tạng, bảo đảm mức sống tối thiểu cho 137 Lạt Ma, giúp đỡ họ giải quyết khó khăn trong đời sống".
Bước vào chùa Quảng Tôn, các Lạt Ma đang chăm chú tụng kinh, du khách đang thành tâm cầu nguyện, chốc chốc lại nhìn thấy một điều thú vị, là một Lạt Ma trẻ rút điện thoại di động trong túi ra, rồi thao tác một cách rất thuần thục, dấu hiệu hiện đại đã tăng thêm mấy phần thời thượng và hoạt bát vào sự nghiêm trang của chùa chiền truyền thống.
Trên một vách đá cao bên cạnh chùa treo đầy dải Ha Ta màu lam, phía dưới còn có rất đông người đang háo hức tung dải Ha Ta lên vách đá.
Đem dải Ha Ta vắt lên vách đá là tượng trưng cho sự tốt lành như ý, mọi người đã để lại đây tiếng reo vui, và để lại trong lòng những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất. 1 2 |