Chu Châu tỉnh Hồ Nam thời xưa được gọi là Kiến Ninh , năm 214 công nguyên , nước Đông Ngô thời Tam Quốc xây dựng quận Kiến Ninh tại đây , chính thức đặt tên là Chu Châu vào thời Nam Tống tức năm 1190 công nguyên . Chu Châu có ưu thế địa lý độc đáo . Chu Châu là đầu mối giao thông lớn nhất miền Nam Trung Quốc , được tôn là thành phố nhịp cầu nối liền kinh tế các khu vực miền Đông , miền Nam và miền Tây Trung Quốc .
Tài nguyên du lịch của Chu Châu hết sức phong phú , trong đó nổi tiếng nhất là Lăng Viêm Đế , lăng Đệ Nhất Trung Quốc . Viêm Đế là một trong những tổ tiên của dân tộc Trung Hoa , "Viêm Hoàng" mà người ta thường nhắc đến hiện nay tức là chỉ Viêm Đế Thần Nông và Hoàng Đế Hiên Viên . Theo truyền thuyết trong lịch sử , Viêm Đế Thần Nông là thủ lĩnh của bộ tộc họ Khương thời thượng cổ Trung Quốc , Viêm Đế đã phát triển nông nghiệp nguyên thủy của Nước Trung Hoa , là người sáng lập nền văn hóa về canh tác nông nghiệp . Truyền thuyết cho biết , Viêm Đế đã sáng tạo nông cụ , hướng dẫn bà con nông dân trồng trọt , nâng cao sản lượng hoa màu .
Viêm Đế từng nếm bách thảo để chữa trị bệnh tật cho người dân , là người phát hiện và tận dụng Trung Thảo Dược đầu tiên của nước Hoa Hạ . Bên cạnh đó , Viêm Đế đã tận dụng lửa để mang lại hạnh phúc cho dân cũng như chế tạo nhạc cụ , chủ trương trao đổi vật chất v.v , nói tóm lại , Viêm Đế là vị thần gắn chặt với sự phát minh sáng tạo của các lĩnh vực nông nghiệp , công nghiệp , thương nghiệp , y học , văn học nghệ thuật v.v theo truyền thuyết trong lịch sử , vì thế Viêm Đế luôn luôn được con cháu dân tộc Trung Hoa trong biết bao đời nay vô cùng kính trọng và thờ cúng .
Tương truyền rằng , do thử nhầm "Đoạn Tràng Thảo" khi hái thảo dược tại Hồ Nam , Viêm Đế bị mất đột ngột tại huyện Viêm Lăng Chu Châu hiện nay. Để tưởng niệm Viêm Đế , nhân dân địa phương đã xây dựng "Lăng Viêm Đế Thần Nông" ở đó .
1 2 |