Thiệu Sơn trực thuộc thành phố Tương Đàm tỉnh Hồ Nam . Tương truyền rằng tên gọi Thiệu Sơn liên quan tới vua Thuấn . Vua Thuấn là thủ lĩnh của Liên minh các bộ tộc xã hội thị tộc Phụ hệ thời viễn cổ , là vị "Thánh quân minh chủ " cần cù dũng cảm , hăng hái vươn lên , tìm cách để quản lý tốt đất nước ". Những năm trên ngai vàng, vua Thuấn mở rộng đất nước , mang lại hạnh phúc cho nhân dân . Ông từ biệt vợ hiền, không ngại gian nan , vượt qua sông Hoàng Hà và sông Trường Giang , đi vào những vùng đất cằn cỗi hoang vu để tìm hiểu non sông đất nước .
Trên đường vào Nam , vua Thuấn và những người tùy tùng nghỉ chân tại Thiệu Sơn , đồng thời xây dựng Đại Bản Doanh tức Hành Cung tại đây . Mỗi khi đội quân du ngoạn dừng lại nghỉ chân , vua Thuấn và các tùy tùng vừa hát vừa múa trong Đại Bản Doanh , tiếng ca tiếng cười rộn rã . Những bản nhạc và điệu múa khoan khoái vui tươi đã thu hút chim thần Phượng Hoàng trong rừng . Vì thế người ta gọi những bản nhạc được vua Thuấn thưởng thức là "Thiệu Nhạc" , gọi nơi thưởng thức "Thiệu Nhạc " của vua Thuấn là Thiệu Sơn .
Từ xưa đến nay , Thiệu Sơn đều là vùng đất nhân kiệt địa linh . Sở dĩ thời cổ đặt tên cho nơi đây là Thiệu Sơn là vì có hoạt động liên quan của vua Thuấn , trong cận đại lại trở thành đất thánh được người dân Trung Quốc tưởng niệm và chiêm ngưỡng bởi vì nơi đây là nơi chôn nhau cắt rốn cũng như nơi sinh sống trong thời thanh thiếu niên của chủ tịch Mao Trạch Đông .
1 2 |