Tức thì, người làng Hồng thời xưa đã khơi dòng suối chảy qua trước cửa nhà từng hộ gia đình trong làng, bà con dân làng đã khéo léo lợi dụng sự chênh lệch của địa hình thiên nhiên, khiến dòng chảy của mương máng đều có hoạt tính. Đồng thời, trên thượng nguồn cò xây đập ngăn nước để điều tiết lưu lượng, khiến dòng suối cuối cùng chảy về hạ du.
Nhà kiến trúc TQ Dương Hồng Huân nói, việc thiết kế dẫn nước đặc biệt này của làng Hồng, không những đã khiến các nhà kiết trúc thời nay phải tấm tắc khen ngợi, mà còn được chuyên gia hữu quan của các nước Nhật, Mỹ, Đức v v hết sức quan tâm. Việc thiết kế dẫn nước này, có thể nói là một tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc làng xóm cổ đại của TQ.
Làng Hồng hiện còn giữ được hơn 300 ngôi nhà cổ thời Minh Thanh, trong đó nơi có giá trị tham quan nhất là Thừa Chí Đường. Đây nguyên là nhà ở của một nhà buôn muối tên là Uông Đình Quý. Cả tòa nhà đều làm bằng gỗ, bên trong đều được trang trí bằng gạch, đá, gỗ điêu khắc tinh vi, rất đàng hoàng, đẹp mắt. Nghe nói, công trình khắc gỗ này là do 20 công nhân điêu khắc trong thời gian 4 năm.
Một du khách Bắc Kinh tên là Lý Kinh sau khi tham quan xong Thừa Chí Đường nói:
"Nghệ thuật khắc gỗ trên cánh cửa đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc, trên đó khắc 100 đức trẻ nhỏ, trong đó đứa thì múa đèn, đứa thì đánh chiêng đánh trống, kẻ đốt pháo, người thổi kèn, hay đi cà kheo, muôn hình muôn vẻ, rất có giá trị thưởng thức".
Nhà kiến trúc TQ Dương Hồng Huân nói, nghệ thuật điêu khắc này đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước.
"Là của cải quý báu về truyền thống văn hóa phong phú đa dạng của nhân loại, Tây Đệ và Làng Hồng đã phản ánh tình hình đoạn lịch sử của hai triều Minh Thanh, du khách nước ngoài đến đây sẽ được thưởng thức nghệ thuật kiến trúc tinh xảo của TQ, nó được bảo tồn khá tốt, rất có giá trị tham quan". 1 2 |