Năm 874 công nguyên, khi một ông vua triểu nhà Đường đem trả Xá Lợi phật chỉ về chùa Pháp Môn, đã đem Xá Lợi cùng nhiều đồ vàng bạc, đồ thủy tinh, đồ sứ, châu báu và đồ dệt của các đời vua cung phụng trước đây, cất dấu vào trong địa cung của chùa rồi lấp kín cửa địa cung. Về sau, tòa địa cung và các đồ châu báu này đã bị người đời đãng quên, mãi tới năm 1987, tấm đá vuông trên giếng trời của tòa địa cung này mới được cậy lên, cửa đá địa cung khép kín hàng nghìn năm đã mở ra, những châu báu này lại tỏa ánh hào quang rực rỡ. Ông Diêu dẫn Lương nói:
"Nền văn hóa phật giáo của chùa Pháp Môn là độc nhất vô nhị tại TQ, ở đây có Xá Lợi của Thích Ca Mâu ni , lại là nơi khai quật được rất nhiều đồ châu báu của triểu nhà Đường TQ. Chúng tôi năm nào cũng tổ chức nhiều hoạt động và thu hút được đông đảo du khách ".
Theo giới thiệu, năm 1988, chùa Pháp Môn đã được tu bổ lại và bắt đầu mở cửa đón khách, Bảo Tháp được trùng tu theo dáng cũ cao 47 mét, nguy nga tráng lệ, trong tháp còn xây thêm thang vòng để du khách leo lên ngắm cảnh. Địa Cung cũng được tu sửa như cũ để các tín đồ chiêm ngưỡng và du khách tham quan. Có khác biệt chăng là ở phía tây chùa đã dưng lên một viện bảo tàng trưng bày những văn vật quý hiếm của triều nhà Đường được cất giữ trong Địa Cung. Ngoài ra, Xá Lợi phật chỉ và đồ châu báu trong chùa Pháp Môn còn được đưa sang cung phụng và trưng bày tại các nước Thái Lan, Hàn Quốc, cũng như khu vực Đài Loan và Hồng Kông TQ v v. Chùa Pháp Môn cũng do đó đã kết nghĩa chùa viện anh em với chùa DOSHINSA của Hàn Quôc
Tháng tư hàng năm, chùa Pháp Môn còn tổ chức ngày hội du lịch văn hóa quốc tế. Trong thời gian này, chùa đều tổ chức một loạt hoạt động như "Hội đại pháp cầu phúc thịnh thế"; Triển lãm văn vật quý hiếm của triều nhà Đường v v. Trong đó, Hội đại pháp là hoạt động pháp sự của phật giáo nhằm cầu nguyện cho thế giới hòa bình, đây là một hoạt động rầm rộ rất hiếm thấy. Chị Monika Westermann du khách người Đức phấn khởi nói:
"Mọi hoạt động ở đây đều rất hứng thú, rất có đặc sắc".
Chùa Pháp Môn hàng năm tiếp đón du khách trong và ngoài nước vào khoảng hơn 10 nghìn lượt người. Du khách nước ngoài phần lớn là người Nhật, Hàn quốc và một số nước Đông nam Á, trong đó nhiều nhất là các tín đồ phật giáo, các nhân sĩ chính giới sang thăm TQ cũng có khá nhiều người đã đến qua chùa Pháp Môn, tháng tư vừa qua, Tổng thống Xri lan ca Rátnasiri Wickremanayake đã đến thăm chùa. Ông Lương Hòa Bình phó bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây cho rằng, do có địa vị độc đáo trong giới phật giáo, nên chùa Pháp Môn đã trở thành một trong những chùa phật nổi tiếng nhất trên thế giới.
"Chúng tôi còn phải tiến thêm một bước cố gắng mở rộng sự ảnh hưởng cùa ngày hộ văn hóa du lịch chủa Pháp Môn trên trường quốc tế. Lấy văn hóa phật giáo kết hợp với dịch vụ du lịch, đây sẽ là một điểm tăng trưởng mới trong sau này của Thiểm Tây". 1 2 |