Nghe Online
Trong hơn 3000 năm qua, tỉnh Thiểm Tây miền tây bắc TQ đã trước sau có 12 triều đại dựng đô tại đây. Hiện nay, ở đây còn giữ lại được khá nhiều di tích văn vật và di chỉ kiến trúc cổ. Mà trong số những di tích thắng cảnh này, thì chùa Pháp Môn đã có hơn 1700 năm lịch sử là có giá trị tham quan nhất.
Chùa Pháp Môn nằm ở thị trấn Chùa Pháp Môn thành phố Bảo Kê phía tây thành phố Tây An tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An hơn 100 km. Từ Tây An đi sang chỉ mất 3 tiếng đồng hồ đường xe. Chùa Pháp Môn rộng khoảng 7 ha, gồm 24 sân nhà. Ngôi chùa này được bắt đầu xây dựng từ 1700 năm trước, bấy giờ phật giáo vừa chuyền vào TQ mới được ít lâu. Tương truyền, sau khi Thích Ca Mâu Ni viên tịch, được hỏa táng và kết thành Xá Lợi, đã chia thành 84 nghìn phần cất giữ trong các tháp phật ở các nơi trên thế giới, mà Bảo Tháp trong chùa Pháp Môn là một trong số này.
Ngôi Bảo Tháp bằng gạch này có hình bát giác cao 13 tầng. Do nhiều năm không được tư sửa, nên một nửa thân tháp đã bị sạt lở vào năm 1981. Năm 1987, TQ đã quyết định rỡ bỏ rồi xây một ngôi Bảo Tháp mới trên nền đất cũ, trong khi quét dọn nền nhà, người ta đã tình cờ phát hiện một tòa địa cung bị bịt kín ở dưới đất đã hơn nghìn năm, sau đó khai quật được hơn 2000 kiện báu vật. Qua đo trắc, tòa địa cung này rộng hơn 30 mét vuông, là một tòa địa cung rộng nhất trong số địa cung tháp phật mà TQ đã phát hiện hiện nay.
Qua giám định của chuyên gia văn vật, trong số văn vật này có Xá Lợi phật chỉ duy nhất còn giữ được hiện nay, là thánh vật tối cao của giới phật giáo hiện nay, sự phát hiện khảo cổ này đã từng một thời làm trấn động dư luận thế giới, được coi là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất của TQ trong thế kỷ 20.
Nhưng tại sao trong địa cung chùa Pháp Môn lại có nhiều báu vật như vậy? Thị trưởng thành phố Bảo Kê Diêu Dẫn Lương giới thiệu rằng, vào hơn 1300 năm trước, chùa Pháp Môn đã trở thành chùa viện của hoàng gia triều nhà Đường, các đời vua triều nhà Đường đều lần lượt tới chùa Pháp Môn cung phụng Xá Lợi phật chỉ, họ từng đem Xá Lợi đựng trong hoa sen bằng vàng rồi rước về hoàng cung cúng thờ, hoàng gia còn bố thí cho chùa Pháp Môn rất nhiều châu báu.
1 2 |