Huyện Ke-shi-ke-teng thuộc thành phố Xích Phong Nội Mông TQ nằm về phía Đông cao nguyên Nội Mông , nơi đây là vùng tiếp giáp giữa ba địa mạo lớn , được gọi là "Tam giác vàng trên cao nguyên " . Vùng đất rộng hơn 20 nghìn ki-lô-mét vuông này gồm đủ các cảnh quan thiên nhiên như đồng cỏ , nước hồ , biển rừng , đất cát , thạch lâm v.v , được gọi là "khu bách bảo " của phong cảnh Nội Mông .
Sông băng và thạch lâm ở A-si-ha-tu cũng là cảnh quan giàu đặc sắc . A-si-ha-tu là tiếng Mông Cổ , dịch sang tiếng Hán có nghĩa "nham thạch hiểm nghèo" . Trong khu vực rải rác sông băng và thạch lâm của thế kỷ thứ 4 rộng mấy chục ki-lô-mét vuông này , ngọn núi và những tấm đá kỳ diệu tồn tại song song với trời xanh nước biếc cũng như cây xanh hoa đỏ . Nhờ tác động công phu trong thời gian dài của sông băng thế kỷ thứ 4 , nơi đây đã tạo nên rừng băng và rừng đá A-si-ha-tu , những khu phong cảnh và địa mạo thiên nhiên hết sức độc đáo và thần bí , rừng đá ở A-si-ha-tu với hình thái đa dạng , muôn hình nhiều kiểu , mỗi kiểu một khác , trông rất hùng hậu phóng khoáng , đứng sừng sững trong cảnh hoang dã , hết sức bắt mắt .
Qua ngắm nhìn trong nhiều năm , dân địa phương đã tổng kết một cách chính xác và đặt tên cho những cảnh quan trong thạch lâm , nào là cột buộc ngựa của Thành Cát Tư Hán , nào là Đá Thần kiếm , Nam Thiên Môn , Đá Nữ Thần , Đá Chị Em v.v . Khu vực băng xuyên và rừng đá A-si-ha-tu núi cao chọc trời , nước chảy róc rách , những tấm đá kỳ lạ , không khí trong lành , rừng cây tươi đẹp , khiến du khách và những người yêu thích nhiếp ảnh lưu luyến không muốn trở về . Thí dụ như cùng một cảnh đá , nếu ngắm nhìn từ vị trí khác nhau , sẽ sản sinh hiệu quả thị giác không giống nhau , nếu dưới ánh nắng khác nhau cũng sẽ khiến bạn có những liên tưởng và tưởng tượng không giống nhau , chính vì thế bạn sẽ có nhiều cảm nghĩ về sự vĩ đại và thần kỳ của thiên nhiên . 1 2 |