Thẩm Dương là nơi bắt nguồn quan trọng của triều đình phong kiến cuối cùng trong lic̣h sử TQ , cũng là trung tâm chính trị và kinh tế của khu vực hậu Đông Bắc kể từ Đời Nhà Thanh thống nhất TQ . Cố cung Thẩm Dương đã kế thừa truyền thống kiến trúc cổ của TQ , gồm cả nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Hán , dân tộc Mãn và dân tộc Mông Cổ . Năm 1961 , Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã công bố Thẩm Dương là đơn vị bảo vệ văn vật trọng điểm cấp quốc gia TQ . Năm 2004 đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa thế giới .
Cố Cung Thẩm Dương rộng hơn 60 nghìn mét vuông , tổng cộng gồm hơn 300 gian nhà , hơn 20 sân vườn . Theo bố cục của Cố cung Thẩm Dương , có thể chia làm ba bộ phận lớn , đó là Đông Lộ , Trung Lộ và Tây Lộ . Lấy Trung Lộ làm chủ thể , Đông Lộ và Tây Lộ là hai cánh . phần Đông Lộ được xây dựng vào thời kỳ Nu-er-ha-chi Thái Tổ Đời Nhà Thanh , kiến trúc chủ thể gồm có Đại Chính Điện và Thập Vương Đình . Trước Đại Chính Điện , 10 mái đình vuông được xếp thành hai dãy theo hình chữ Bát chữ Hán TQ , gọi là "Thập Vương Đình " .
Từ Bắc xuống Nam , phía Đông lần lượt là Tả Dực Vương Đình ,Chính Hoàng Kỳ Đình ,Chính Hồng Kỳ Đình , Ngân Lam Kỳ Đình , Ngân Bạch Kỳ Đình ; còn phía Tây thì lần lượt là : Hữu Dực Vương Đình , Ngân Hoàng Kỳ đình , Ngân Hồng Kỳ Đình , Chính Lam Kỳ Đình , Chính Bạch Kỳ Đình . Bố cuc̣ kiến trúc của Tám Kỳ là đặc sắc của Cố cung Thẩm Dương , các kiến trúc của Cố Cung đã thể hiện lên chế độ quân sự chính trị của Đời Nhà Thanh trước khi tiến vào nội địa là lấy chế độ Bát Kỳ làm hạt nhân , là sự định hình của chế độ Trướng Điện trong dân tộc thiểu số ,đồng thời đã thể hiện sự hài hòa về những đặc điểm kiến trúc của các dân tộc Hán , Mãn và Mông Cổ TQ . 1 2 |