Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Núi Thanh Thành Sơn và đê Đô Giang Yển
   2005-10-11 16:13:46    cri

Một công trình thủy nông được xây vào hơn 2000 năm trước, đến nay vẫn phát huy chức năng tưới nước đồng ruộng và phòng chống lũ lụt, có một không hai trên thế giới, đó là đê Đô Giang Yển. Năm 2000, kiệt tác này của loài người cùng với núi Thanh Thành Sơn – nơi sở tại của con đê này đã được đưa vào "Danh mục Di sản Thế giới".

Núi Thanh Thành Sơn nằm ở nơi cách thành phố Đô Giang Yển 15 ki-lô-mét về phía tây nam của tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền tây TQ, tại đây phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp, từ lâu nay đã là một thắng cảnh du lịch và nơi ẩn cư hoàn mỹ. Năm 143, tại núi Thanh Thành Sơn, Trương Lăng đã sáng lập ra Đạo giáo – một tôn giáo địa phương TQ, nên núi Thanh Thành Sơn đã được xác định địa vị quan trọng trên lịch sử Đạo giáo TQ. Núi Thanh Thành Sơn ngày nay có loạt kiến trúc Cung quan Đạo giáo tập trung nhất của TQ, khác với núi Vũ Đương Sơn – một thắng cảnh du lịch khác của Đạo giáo, loạt kiến trúc Đạo giáo của núi Thanh Thành Sơn đậm đà mầu sắc địa phương tây nam TQ là thiên nhiên và cổ kính, lọat kiến trúc Đạo giáo của núi Vũ Đương Sơn thì nhiều sắc thái kiến trúc cung đình, hơn nữa lịch sử cũng ngắn hơn nhiều so với núi Thanh Thành Sơn.

Cung quan Đạo giáo của núi Thanh Thành Sơn với nồng cốt là động Thiên Sư – nơi từng cư trú của Trương Lăng, gồm hàng 10 Cung quan như Cung Kiến Phúc, Cung Thượng Thanh v.v..Về trang sức trên kiến trúc đã phản ánh tư tưởng theo đuổi Cát Tường, Trường Thọ và Thăng Tiên của Đạo giáo, có giá trị lịch sử và nghệ thuật quan trọng trong việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng triết học của Đạo giáo thời cổ TQ. Điều cần nhắc ở đây là, trong các Cung quan này có nhiều câu đối, vừa ca ngợi cái đẹp của núi Thanh Thành Sơn, vừa tôn dương Tư tưởng và Kinh điển Đạo giáo, trong đó có nhiều tinh hoa thư pháp truyền thống của TQ. Chẳng hạn trong Cung Kiến Phúc được xây vào năm 730 có một câu đối dài 394 chữ, được coi là " Câu Đối Tuyệt Vời" của Thanh Thành.

1  2