Thời nhà Minh và nhà Thanh (tức từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20) là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền kinh tế và văn hóa phong kiến Tổ Châu, Tô Châu trở thành vùng sầm uất nhất của TQ. Nghệ thuật làm vườn chín chắn, đã xuất hiện nhiều nhà nghệ thuật viên lâm, khiến hoạt động làm vườn đạt tới một đỉnh cao. Tô Châu lúc đó có hơn 200 vườn viên lâm, hiện nay chỉ còn giữ lại được vài chục vườn, trong đó 4 vườn viên lâm cổ điển: Chuyết Chính viên, Lưu Viên, Võng Sư Viên và Hoàn Tú Sơn Trang với loại hình kiến trúc đầy đủ và được bảo tồn hoàn chỉnh, đã phô diễn một cách hệ thống và toàn diện nội dung trong các mặt bố cục, kết cấu, tạo hình, phong cách, mầu sắc cũng như tu bổ, gia cụ, bày đặt v.v. của nghệ thuật kiến trúc viên lâm thời cổ Tô Châu, đã phản ánh văn minh cư trú cao của vùng Giang Nam TQ trong thời kỳ này, đã thể hiện thành tựu nghệ thuật cũng như trình độ khoa học kỹ thuật kiến trúc thành thị thời đó. Chính vì vậy, năm 1997, 4 vườn viên lâm này đã được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.
Vườn Viên lâm Tô Châu có diện tích chiếm đất nhỏ, áp dụng thủ pháp nghệ thuật không câu nệ và biến đổi khôn lường, với tình tứ hoa chim nước non Trung Hoa, đã tô điểm núi giả, cây xanh, sắp xếp đình đài lầu các cũng như đầm hồ cầu nhỏ trong một không gian có hạn, và để lại cho con người một hiệu quả nghệ thuật nhìn nhỏ thấy lớn. Với lịch sử tiếp diễn hơn 2000 năm, vườn Viên lâm Cổ điểm Tô Châu đã có một vị thế và giá trị lịch sử độc đáo trên lịch sử làm vườn của thế giới. 1 2 |