Nhắc đến kiến trúc truyền thống của TQ, thì không thể không đề cập tới vườn Viên lâm Tô Châu. TQ có câu tục ngữ "Trời Có Thiên Đàng, Đất Có Tô Hàng". Sở dĩ dùng Tô Châu so với Thiên Đàng, là vì xưa nay Tô Châu nổi tiếng có nhiều vườn viên lâm thanh nhã.
Nghệ thuật làm vườn TQ có nguồn gốc lịch sử sâu xa với nền nghệ thuật văn học và hội họa của TQ, nhất là sự ảnh hưởng của nền văn học cổ điển cũng như hội họa sơn thủy truyền thống TQ. Trong quá trình phát triển, vườn Viên lâm TQ đã từng bước hình thành 2 hệ thống lớn: Viên lâm Hoàng gia và Viên lâm Tư gia. Viên lâm Hoàng gia tập trung ở vùng Bắc Kinh, còn Viên lâm Tư gia thì tiêu biểu là Tô Châu. Do sự khác biệt về địa vị chính trị, kinh tế và văn hóa cũng như điều kiện địa lý và thiên nhiên, nên 2 hệ thống này có độ chênh lệch rõ nét về quy mô, bố cục, phong cách, mầu sắc v.v., ưu thế của Viên lâm Hoàng gia là hùng vĩ, nghiêm chỉnh và đường hoàng, chẳng hạn như Di Hòa Viên của Bắc Kinh, Sơn trang Nghỉ mát Thừa Đức của Hà Bắc v.v.; còn đặc điểm của Viên lâm Tô Châu là sắc xảo, tự do, tinh tế và hòa nhã. Do Viên lâm Tô Châu càng lưu ý sự thống nhất hài hòa giữa văn hóa và nghệ thuật, nên thời cuối phát triển của Viên lâm Hoàng gia cũng đã hấp thụ nhiều thủ pháp của Viên lâm Tư gia về quan niệm nghệ thuật, tư tưởng sáng tác, kỹ xảo kiến trúc và nội dung nhân văn.
Tại sao Tô Châu có thể trở thành xứ sử được phát triển nhất của Viên lâm Tư gia TQ? Hóa ra, Tô Châu nằm ở vùng châu thổ sông Trường Giang rất trù phú của TQ, nơi đây khí hậu dễ chịu, giao thông thuận tiện, ngay từ thời cổ đã là vùng có thương nghiệp và văn hóa phát triển nhất, cho đến nay tơ tằm và dệt thêu của nơi này vẫn nổi tiếng thế giới.
Lịch sử của vườn Viên lâm Cổ điển Tô Châu có thể tìm nguồn đến Viên Hựu của Chúa Ngô thời kỳ Xuân Thu vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Viên lâm Tư gia sớm nhất được ghi chép là Bích Cương Viên của nhà Đông Tấn vào thế kỷ thứ 4.
1 2 |