Cùng với việc phong thiền, các triều đại thời cổ còn không ngừng xây dựng chùa chiền, tạc tượng thần, khắc chữ đề từ trên núi Thái Sơn. Các văn nhân mạc khách ngưỡng mộ Thái Sơn và tới tấp đến đây du ngoạn, để lại những bài viết và thư pháp bất hủ.
Nội đàm văn hoá lịch sử lâu đời và phong phú đã hoa nhập vào trong phong cảnh thiên nhiên hoành tráng của Thái Sơn, hình thành cảnh quan Thái Sơn độc đáo đan xen giữa thiên nhiên với con người. Sự đẹp này không chỉ hiếm có ở Trung Quốc mà cũng rất hiếm thấy trên thế giới.
Sau khi đến khảo sát tại Thái Sơn tháng 5-1987, ông Lu-cát, chuyên gia Hiệp hội di sản thiên nhiên của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc đã dành cho Thái Sơn sự đánh giá rất cao. Ông nói "Di sản thế giới có đặt sắc khác nhau, phải chăng là thiên nhiên, phải chăng là văn hoá, rất hiếm cả hai giá trị này ở trong cùng một khu bảo tồn, nhưng Thái Sơn là di sản có cả hai giá trị đó. Điều này nói lên Trung Quốc đã cống hiến một di sản đặc biệt có một không hai".
Năm 1988, Thái Sơn đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc công nhận là "di sản đứng đầu trong số 9 di sản tổng hợp của thế giới". 1 2 |