Thái Sơn nằm trên địa bàn tỉnh Sơn Đông miền đông Trung Quốc từ xưa đến nay được tôn là "Hoa hạ thần sơn". Năm 1987 được công nhận là di sản thế giới. Hội đồng di sản thế giới đánh giá về Thái Sơn rằng: "luôn là đối tượng triều bái của các đế vương trong 2 nghìn năm qua, các kiệt tác nhân văn trong núi hội nhập một cách hoàn mỹ và hài hoà với cảnh quan thiên nhiên. Thái Sơn luôn là dòng suối nguồn về tinh thần của các nhà nghệ thuật và học giả Trung Quốc, là biểu tượng của nền văn minh và tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại".
Thái Sơn nằm ở vùng miền trung tỉnh Sơn Đông, vắt qua hai thành phố là Thái An và Tế Nam. Ở Trung Quốc có một truyền thuyết tươi đẹp về Thái Sơn. Kể rằng: mọi vật trong trời đất đều là do một người gọi là Bàn Cổ tạo ra, sau khi Bàn Cổ qua đời, đầu, thân và tứ chi biến thành 5 ngọn núi lớn, đó tức là "ngũ nhạc" <5 ngọn núi> nổi tiếng ở Trung Quốc. Thái Sơn nằm ở phía đông chính là đầu của Bàn Cổ hóa thành, bởi vậy Thái Sơn được gọi là "đông nhạc" là đứng đầu trong "ngũ nhạc".
Phong cảnh của Thái Sơn nổi tiếng bởi hoành tráng. Thế núi trùng điệp, hình dạng đồ sộ được tô điểm bởi những cây tùng cổ thụ và sự biến hóa khôn lường của những áng mây khiến cho Than Sơn đậm nét tương đẹp trong hoành tráng, thần kỳ trong tĩnh mịch, là sự hội tụ của những danh thắng nước non ở Trung Quốc. Đứng trên đỉnh núi Thái Sơn ngắm cảnh mặt trời mọc luồn qua tâng mây là một cảnh quan nổi tiếng mang tính tiêu chí của Thái Sơn, biết bao du khách chỉ vì muốn được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh quan kỳ diệu này mà đã phải leo lên Thái Sơn từ nửa đêm.
Thái Sơn có ý vị biểu tượng của chính quyền hết sức độc đáo, có hơn 3 nghìn năm lịch sử tiếp nhận sự tế lễ của các đế vương thuộc các triêu đại. Với sự cầu kỳ trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, Thái Sơn nằm ở phía cực đông Trung Quốc, phía đông là nơi mặt trời mọc, Thái Sơn chính là nơi cát tường phát sinh của muôn vật, bởi vậy được coi là biểu tượng của Trời và hoá thân của Thần.
Để chứng minh quyền thống trị của mình là do Trờ ban cho, đế vương các triều đại đều tới tấp lên đỉnh Thái Sơn gần với Thiên đình để tế lễ thông báo với trời đất, đó chính là những đại lễ phong thiền Thái Sơn. Các hoạt động tế lễ phong thiền này đã diễn ra hàng nghìn năm tại Thái Sơn và xuyên suốt trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Thái Sơn vì có các đế vương phong thiền mà được nâng lên tới tầm cao thần thánh như hoàng đế, đồng thời cũng được cho là biểu tượng của sự ổn định, củng cố chính quyền, đất nước thịnh vượng và dân tộc đoàn kết, bởi vậy mới có cách nói "Thái Sơn an, bốn biển đều yên".
1 2 |