Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Giải đối kháng bóng bàn Âu Á liệu có mang lại hồi hộp cho làng bóng bàn hay không
   2009-09-04 15:24:56    cri
Những năm qua, do vị thế bá chủ của đội bóng bàn Trung Quốc trong làng bóng bàn quốc tế quá vững chắc, các Giải bóng bàn quan trọng như thi đấu bóng bàn tại Thế vận hội, Giải vô địch thế giới v.v vì thiếu hồi hộp về chức vô địch nên trở nên có phần vô vị, khán giả đã ngày càng chán cảnh trận chung kết tranh chức vô địch diễn ra giữa hai tuyển thủ Trung Quốc. Làm thế nào khiến các nước thi đấu bóng bàn trở nên có sức thu hút, đã trở thành vấn đề làng bóng bàn quốc tế cần giải quyết.

Ngày 25 và 26 tháng 8 vừa qua, thi đấu chặng châu Á Giải đối kháng ngôi sao bóng bàn châu Âu-châu Á năm 2009 đã diễn ra tại Bắc Kinh. Đội Ngôi sao châu Âu gồm danh thủ Bê-la-rút Vladimir Samsonov, danh thủ Hy Lạp Kreanga Kalinikos, tuyển thủ Đan Mạch Michael Maze, gương mặt mới Đức Ovtcharov Dimitrij và lão tướng Thụy Điển Jorgen Persson và đội Ngôi sao châu Á gồm tuyển thủ Trung Quốc Mã Lâm, Mã Long, tuyển thủ Hàn Quốc Joo Se Hyuk, tuyển thủ Đài Bắc Trung Quốc Trương Ngọc thi đấu hai trận. Kết quả đội Ngôi sao châu Á đều thắng sát nút với tỉ số 3:2.

Trong thi đấu, thực lực của hai bên ngang nhau, thi đấu đua tranh quyết liệt, khiến khán giả hiện trường thích thú mê say. "Thi đấu lại trở nên rất hồi hộp", đây là phản ánh rộng khắp của khán giả sau thi đấu.

"Lại trở nên hồi hộp", đây là một nguyên nhân khiến giải lần này được mọi người quan tâm. Bởi vì làng bóng bàn quốc tế rất cần "hồi hộp", giải lớn thế giới không hồi hộp, đã trở thành điều bối rối lớn nhất mà môn thể thao bóng bàn phải đối mặt hiện nay. Trong 5 kỳ Giải vô địch thế giới từ năm 2005 đến năm 2009, đội Trung Quốc đã đoạt hết cả 19 chức vô địch, 4 tấm huy chương vàng thi đấu bóng bàn tại Thế vận hội năm 2008 cũng toàn bộ lọt về tay tuyển thủ Trung Quốc. Trong 6 lần giải này, có hơn 2/3 số trận chung kết tranh chức vô địch đã diễn ra giữa tuyển thủ Trung Quốc. Thi đấu như vậy không những khán giả ngoài Trung Quốc đang dần dần mất đi nhiệt tình và hứng thú, ngay cả người hâm mộ Trung Quốc cũng ngày càng cảm thấy "nhàm chán" đối với chức vô địch. Ông Lương Quảng Hoa, người hâm mộ bóng bàn đến từ Bắc Kinh cho phóng viên biết: "Nếu tuyển thủ Trung Quốc đoạt hết chức vô địch, thì mức độ căng thẳng và mức độ đối kháng của thi đấu sẽ rất kém."

Thi đấu thiếu hồi hộp, nguyên nhân là vì so sánh thực lực mất cân đối nghiêm trọng. Bởi vậy, muốn có hồi hộp thì phải tìm lại điểm cân đối của thực lực. Trên đấu trường Giải vô địch thế giới và Thế vận hội, sự mất cân đối nghiêm trọng trong so sánh thực lực giữa đội Trung Quốc với các đội khác không thể thay đổi trong chốc lát, nhưng do thực lực tổng thể của tuyển thủ châu Âu đại để tương đương với thực lực tổng thể của tuyển thủ châu Á, điều này đã khiến Giải đối kháng Âu Á đã có cơ sở tạo ra hồi hộp. Hơn nữa, về mặt tạo cân đối, nhà tổ chức giải lần này đã nhấn mạnh nguyên tắc "tham gia rộng rãi", tức là khi lựa chọn đội hình, đội Ngôi sao sẽ ưu tiên xem xét "để tuyển thủ nhiều nước tham gia hơn" so với "xếp hạng của tuyển thủ trên thế giới", bởi vậy, 5 tuyển thủ châu Âu đến từ 5 nước khác nhau, đội Trung Quốc tuy thực lực tổng thể rất lớn mạnh, nhưng lần này cũng chỉ chiếm hai danh sách trong đội Ngôi sao châu Á.

Lão tướng Thụy Điển Jorgen Persson cho phóng viên biết: "Nếu chọn tuyển thủ theo xếp hạng thế giới, thì trong 5 người đội Ngôi sao châu Á phải có 4 tuyển thủ Trung Quốc. Còn theo cách thành lập đội hiện nay, thực lực của hai đội sẽ rất ngang nhau, xác suất giành thắng lợi của đội châu Âu sẽ lớn hơn. Tôi nghĩ Giải đối kháng Âu Á có thể tạo ra hồi hộp, đúng như thập niên 80 thế kỷ trước, giải đối kháng tương tự như vậy từng rất được hoan nghênh."

1 2