Trần Diễm Thanh trong ba lần giải nghệ đều theo học tại Đại học Tô Châu, hiện chị đang làm nghiên cứu sinh Thạc sĩ khoa Tâm lý. Sự từng trải về cuộc sống sinh viên đã khiến Trần Diễm Thanh có một số khác biệt với các vận động viên khác. Điều tối thiểu là, Trần Diễm Thanh biết đối phương cần gì khi trả lời phỏng vấn, cũng biết mình nền trả lời như thế nào.
Sau khi biết cách ứng đối một cách nhẹ nhàng với phóng viên, môn tâm lý học cũng giúp ích không nhỏ cho Trần Diễm Thanh trong tập luyện. Trong một cuộc thi thử được tổ chức đột xuất của Đội Cử tạ, quy chế thi hoàn toàn khợp với thi đấu Ô-lim-pích, hơn nữa các đồng chí lãnh đạo của Tổng cục Thể dục Thể thao Nhà nước cũng đến dự. Trước sự "bất ngờ" ngày, nhiều vận động viên nhỏ tuổi không sao phát huy được trình độ của mình, thế nhưng, Trần Diễm Thanh với tổ chất tâm lý tốt đã ứng đối một cách nhẹ nhàng, thành tích đều vượt quá kỷ lục Ô-lim-pích, bảo đảm cho mình có mặt trong đội hình tham gia Ô-lim-pích.
"Người nào có tố chất tâm lý tốt, giữ được tâm trạng bình tĩnh thì sẽ phát huy được trình độ, cử tạ quan trọng nhất là sức bột phát, đòi hỏi có sự nâng đỡ về tố chất tâm lý". Trần Diễm Thanh nói với phóng viên, sau Ô-lim-pích chị mong tiếp tục học lên Tiến sĩ về Tâm lý học, trở thành vận động viên Tiến sĩ đầu tiên của Trung Quốc.
Trần Diễm Thanh hiện là Phó Giám đốc Sở Thể dục Thể thao thành phố Tô Châu. Chị cho biết lần này sẽ giải nghệ thực sự, "Ô-lim-pích lần tới khẳng định sẽ nhường cho lớp trẻ". Thế nhưng, có ai biết được sau này sẽ ra sao? 1 2 |