Tiếp sau việc giành tấm Huy chương vàng Ô-lim-pích Bắc Kinh đầu tiên cho Đoàn Ô-xtrây-li-a và phá kỷ lục thế giới trong nội dung bơi hỗn hợp cá nhân 400 mét nữ ngày 10-8-2008, vận động viên Ô-xtrây-li-a Rai-xơ ngày 13 lại một lần nữa rẽ nước trên đường đua xanh, giành tấm Huy chương vàng thứ 2 và phá kỷ lục thế giới trong nội dung bơi hỗn hợp cá nhân 200 mét.
Theo các báo địa phương, khi những bó hoa và tràng vỗ tay dâng cho cô gái 20 tuổi có chút e thẹn này, mọi người đâu có biết tấm Huy chương vàng thứ hai này đã đến với cô như thế nào? Hai tiếng đồng hồ trước khi diễn ra trận chung kết nội dung bơi hỗn hợp 200 mét nữ, Rai-xơ vẫn đang một mình ngậm ngùi lo âu trong phòng mát-xa. Thì ra, Rai-xơ lúc đó bị viêm họng, sưng tấy, ăn uống đều đau, khó thở. Tình hình sức khoẻ như vậy khiến Rai-xơ rất khó phát huy trình độ trong cuộc thi quyết liệt sắp diễn ra.
Rai-xơ trong lòng lo âu, rút khỏi thi đấu hay là dũng ca6m tiến lên? Trong lúc đang do dự thì huấn luyện viên của Rai-xơ, ông Bau-xơ có mặt trong phòng. Trông thấy nét mặt lo âu và đôi mắt ngấn lệ của vận động viên, ông Bau-xơ rất thông cảm với Rai-xơ trong tình cảnh hiện nay. Ông biết rõ Rai-xơ đã không quản gian lao vất vả tập luyện trong mấy năm qua chỉ vì cho cuộc thi đấu hôm nay. Lúc này bỗng đổ bệnh, bỏ lỡ mất cơ hội đoạt giải là điều mà Rai-xơ vô cùng đau lòng. Với kinh nghiệm của mình, ông Bau-xơ ngồi xuống cạnh Rai-xơ và kể cho cô nghe một câu chuyện đã xảy ra trước đây. Ông nói, tại Giải vô địch thế giới năm 1994, vận động viên nổi tiếng của Ô-xtrây-li-a Đan Cô-oan-xki bỗng dưng đổ bệnh, bệnh tình nghiêm trọng đến nỗi bác sĩ và huấn luyện viên đều bảo Cô-oan-xki phải rút khỏi thi đấu. Thế nhưng, Cô-oan-xki vẫn cắn răng chịu đựng và tham gia thi đấu, cuối cùng anh đã giành được Huy chương đồng và lập nên thành tích tốt nhất của mình trong nội dung bơi tự do 1500 mét. Sau đó, anh lại cùng với đồng đội giành Huy chương vàng nội dung tiếp sức 4x100 mét.
1 2 |